Ảnh: Travel Channel
1. Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhịp tiêu hóa và hấp thụ bình thường của cơ thể, gây đầy hơi dạ dày, viêm tụy cấp và hậu quả khác. Bạn nên nhai chậm và ăn cho đến khi no từ bảy đến tám phần dạ dày.
2. Thiếu tập thể dục
Việc thiếu tập thể dục trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu nhu động dạ dày và chán ăn, từ đó gây ra viêm ruột, viêm dạ dày và thậm chí là khối u. Bạn nên tập luyện hàng ngày một cách phù hợp và có thể lựa chọn những bài tập mà mình yêu thích.
3. Nghiện rượu
Một bộ phận các bệnh nhân ung thư dạ dày thường uống rượu lâu dài. Với thói quen này, niêm mạc bị kích thích nhiều lần, xảy ra tình trạng viêm mãn tính. Do đó bạn nên duy trì sức khỏe tốt mà bỏ rượu càng sớm càng tốt.
4. Ăn quá nóng
Một số người thích ăn khi còn nóng, nhưng thức ăn quá nóng có thể gây kích ứng thực quản và niêm mạc dạ dày, gây tổn thương mãn tính, có thể gây ung thư.
5. Luôn có tâm trạng tồi tệ
Khi có cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng và tức giận trong thời gian dài có thể gây khó chịu ở bụng, chán ăn, trào ngược axit, táo bón và triệu chứng khác, đồng thời cũng có thể gây bất lợi cho chức năng tiêu hóa.
6. Ăn tối cùng nhiều người
Tthói quen dùng chung bữa ăn với nhiều người thường bao gồm việc dùng một đôi đũa để gắp thức ăn qua lại dễ dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn Helicobacter pylori, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày. Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sử dụng đũa riêng khi tụ tập.
7. Lạm dụng thuốc
Một số người tùy ý sử dụng thuốc ngay khi bị bệnh mà không theo kê đơn của bác sĩ. Lạm dụng thuốc có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng nguy cơ viêm, loét.
8. Ăn không đủ chất xơ
Ăn không đủ chất xơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón, ung thư ruột kết. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn cà rốt, yến mạch, đậu, cam quýt để bổ sung chất xơ.
9. Ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày, loét dạ dày và bệnh khác, nên kiểm soát thời gian ăn mỗi bữa quá 20 phút, cố gắng nhai chậm.