Béo phì ở trẻ em là một căn bệnh phức tạp có nhiều yếu tố góp phần. Chúng bao gồm gen di truyền, thói quen ăn uống, vận động và ngủ nghỉ. Trẻ béo phì có nguy cơ cao hơn mắc bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, vấn đề về xương khớp, tiểu đường type 2... Dù không có giải pháp duy nhất, nhưng có nhiều cách bố mẹ có thể giúp con duy trì cân nặng ổn định theo tuổi, giữ thói quen lành mạnh cả đời.

1. Ăn uống lành mạnh 

Cung cấp đa dạng hoa quả và rau củ cho trẻ suốt cả ngày. Hoa quả và rau củ đông lạnh hoặc đóng hộp thường rẻ hơn tươi và vẫn tốt cho sức khỏe. Hãy tìm loại rau củ ít natri hoặc không thêm muối, hoa quả tươi, nước ép trái cây 100% nguyên chất.

phong-tranh-tieu-duong-beo-phi-cho-tre1-1721641816817165838031.jpg

Cung cấp đa dạng hoa quả và rau củ cho trẻ suốt cả ngày. (Ảnh minh họa: Internet)

Áp dụng mô hình ăn uống lành mạnh cho cả gia đình giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh theo thời gian. Ăn đa dạng rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu protein nạc, sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không chất béo.

  • mon-an-chay-dau-phu5-17214530350501006068011-0-0-425-680-crop-17214530381692058555658.jpg

    Người thích ăn chay quý món này như vàng: Hóa ra là thuốc bổ tim, khỏe xương khớp lại giảm nguy cơ ung thư

Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ suy nghĩ về việc tránh ăn uống thực phẩm nhiều đường. Nên thay thế đồ uống có đường như soda, nước trái cây và sữa có hương vị, bằng nước lọc, nước ép 100%, hoặc sữa ít chất béo.

2. Vận động nhiều hơn cùng gia đình 

Thanh thiếu niên vận động nhiều có cơ bắp và xương chắc khỏe hơn, sức khỏe tim mạch tốt hơn và lượng mỡ cơ thể thấp hơn những người không vận động. Trẻ 3 - 5 tuổi nên vận động suốt cả ngày. Trẻ 6 - 17 tuổi cần ít nhất 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.

Giúp con cái vận động nhiều hơn và đáp ứng các khuyến nghị về hoạt động thể chất bằng cách biến nó thành việc của cả gia đình. Dắt thú cưng đi dạo trước và sau giờ học, đạp xe, và tổ chức các cuộc đua trong sân đều được tính vào hoạt động thể chất. Những công việc nhà năng động như rửa xe, hút bụi phòng, hoặc quét lá... cũng được tính.

phong-tranh-tieu-duong-beo-phi-cho-tre2-17216418168522048947497.jpg

Trẻ 3 - 5 tuổi nên vận động suốt cả ngày. (Ảnh minh họa: Internet)

3. Thiết lập thói quen ngủ nghỉ đều đặn 

Giấc ngủ tốt giúp phòng tránh bệnh tiểu đường type 2, béo phì, chấn thương, các vấn đề về tập trung và hành vi. Trẻ em không ngủ đủ giấc có nguy cơ tăng cân không lành mạnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm hiểu mối liên hệ giữa giấc ngủ và tăng cân. Trong đó có lý do thiếu ngủ khiến trẻ ăn nhiều hơn hoặc ít vận động hơn do thiếu năng lượng.

Trẻ mẫu giáo cần 10 - 13 giờ ngủ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ trưa. Trẻ 6 - 12 tuổi cần 9 - 12 giờ ngủ không gián đoạn mỗi đêm. Thanh thiếu niên 13 - 17 tuổi cần 8 - 10 giờ. Duy trì lịch trình ngủ đều đặn, kể cả vào cuối tuần, có thể giúp trẻ ngủ tốt hơn.

phong-tranh-tieu-duong-beo-phi-cho-tre3-17216418168552053450535.jpg

Giấc ngủ tốt giúp phòng tránh bệnh tiểu đường type 2, béo phì, chấn thương, các vấn đề về tập trung và hành vi. (Ảnh minh họa: Internet)

4. Thay thời gian nhìn màn hình bằng thời gian quây quần gia đình 

Xem điện thoại, tivi... quá nhiều có thể dẫn đến ngủ kém, tăng cân, điểm số học tập thấp và sức khỏe tâm thần kém. Giảm thời gian sử dụng màn hình có thể giải phóng thời gian cho các hoạt động gia đình, tránh dùng đồ ăn không lành mạnh.

Tắt màn hình trước khi đi ngủ 1 giờ và loại bỏ màn hình khỏi phòng ngủ của trẻ có thể giúp giảm thời gian sử dụng và cải thiện giấc ngủ.

5. Tìm kiếm chuyên gia

Nếu bạn lo lắng về cân nặng của con mình, hãy nói chuyện với chuyên gia. Họ có thể đánh giá các rủi ro sức khỏe liên quan đến cân nặng thừa. Nếu con bạn thừa cân hoặc béo phì, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể giới thiệu bạn tìm đến những giải pháp để ngăn chặn kịp thời. Trẻ sẽ phát triển cao lớn mà không lo béo bệnh, tiểu đường ghé đến.

(Nguồn: CDC, Health)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022