Theo Cancer Research UK, khoảng 40% các loại ung thư có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Tiến sĩ Jiri Kubes, Giám đốc y khoa của Trung tâm trị liệu Proton tại Cộng hòa Séc, khẳng định: rượu và thịt chế biến sẵn là 2 thứ bạn nên cắt giảm càng sớm càng tốt để phòng ung thư.

Ông nói: "Một số yếu tố gây ung thư nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chẳng hạn như di truyền và tuổi tác, nhưng chế độ ăn uống và lối sống có đóng một vai trò. Thịt chế biến và rượu đều được Tổ chức Y tế Thế giới WHO coi là chất gây ung thư. Lời khuyên là cắt giảm cả hai thứ này càng nhiều sẽ càng tốt hơn cho sức khỏe tổng thể và phòng nhiều bệnh tật, nhất là ung thư”.

Tại sao cắt giảm rượu và thịt chế biến giúp giảm nguy cơ ung thư?

Với rượu, Tiến sĩ Kubes gọi nó là “kẻ thù âm thầm của tế bào”. Cụ thể, ông nói: “Rượu có thể gây tổn hại đến tế bào và cản trở quá trình sửa chữa tự nhiên của chúng. Khi tế bào bị tổn thương và không được phục hồi đúng cách, khả năng phân chia bất thường tăng lên, dễ dẫn đến ung thư”.

305-1740320751802143317018-1740386148973-17403861541031849442286.jpg

Ảnh minh họa

Cũng theo ông, rượu không chỉ ảnh hưởng đến gan mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ở nhiều bộ phận khác. Ví dụ như ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết… Còn một điều nhiều người chưa biết nữa là rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi nó làm gián đoạn cân bằng nội tiết tố (tăng quá mức estrogen) trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ.

  • b901965a-da5b-4fcc-a240-f166b5b46f2e-17403078824921893909798-25-0-525-800-crop-1740307961598456101838.jpg

    Tạp chí "Ung thư vú" chỉ ra 9 "thực phẩm vàng" phụ nữ nên ăn để giảm nguy cơ ung thư vú

“Người ta không biết chính xác nguy cơ tăng lên ở mức nào, nhưng càng uống nhiều rượu thì nguy cơ càng cao" - Tiến sĩ Kubes cảnh báo. Vì vậy ông khuyên mọi người nên giảm lượng tiêu thụ rượu càng nhiều càng tốt để bảo vệ sức khỏe gan và giảm nguy cơ mắc ung thư.

Còn với thịt chế biến, từ lâu đã được WHO xếp vào nhóm chất gây ung thư. Đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tụy…

Theo giải thích của Tiến sĩ Kubes: “Ăn nhiều thịt chế biến có thể gây ung thư vì chứa hóa chất bảo quản như nitrat và nitrit, khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành hợp chất gây ung thư. Quá trình chế biến như hun khói hoặc chiên rán ở nhiệt độ cao cũng tạo ra các chất gây ung thư. Ngoài ra, thịt chế biến thường chứa nhiều muối và chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư”.

b1-1740320604409991569211-1740386154605-1740386154728656438412.jpg

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng ăn khoảng 76 gam thịt đỏ và thịt chế biến mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột lên 20% so với những người tiêu thụ ít hơn. Tiến sĩ Kubes khuyến nghị, không tới mức bạn phải bỏ hoàn toàn, chỉ nên ăn thịt chế biến ở mức độ vừa phải, đồng thời tăng cường bổ sung trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau để cung cấp chất xơ, giúp bảo vệ ruột kết khỏi nguy cơ ung thư.

Nguồn và ảnh: Mirror, Eat This

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022