do-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong5-17437598500401920201605-28-0-400-595-crop-17437598686762085824685.jpgĐo đường huyết ở người bệnh tiểu đường nhất định phải tránh những sai lầm này

GĐXH - Một trong những sai lầm cần tránh khi đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường là không đo liên tục trên cùng một ngón tay, không tái sử dụng các loại que thử...

Vì sao người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp?

Nguyên tắc đầu tiên trong việc chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường là ưu tiên những thực phẩm có chỉ số đường huyết (Glycaemic Index – GI) thấp. Các thực phẩm có GI thấp giúp duy trì mức đường huyết ổn định, ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. 

Việc kiểm soát khẩu phần cũng rất quan trọng, dù là thực phẩm lành mạnh, người bệnh vẫn nên ăn với lượng hợp lý để tránh tăng cân và giảm gánh nặng lên tuyến tụy.

do-duong-huyet-cho-nguoi-benh-tieu-duong-1744083967738666815573.jpg

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên chọn các nguồn chất béo lành mạnh từ cá, dầu oliu, quả bơ, các loại hạt, thực phẩm giàu protein và ít đường như thịt nạc, cá và đậu phụ sẽ giúp duy trì năng lượng mà không làm tăng đường huyết. Việc ăn kết hợp với các loại rau xanh và uống đủ nước cũng là yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ kiểm soát đái tháo đường hiệu quả.

Người bệnh tiểu đường lưu ý cần hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa (trans fat), thường có trong thức ăn nhanh, đồ chiên rán…

8 thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường

Gạo trắng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn cơm làm từ gạo trắng thường xuyên sẽ làm tăng thêm khoảng 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là vì gạo trắng rất giàu tinh bột dễ khiến tăng glucose trong máu. Thay vì sử dụng gạo trắng, bạn có thể dùng gạo lứt vì loại gạo này chứa nhiều chất xơ và chứa ít đường.

Bánh mì

Carbohydrate và tinh bột có trong bánh mì sẽ được chia nhỏ hơn nên chúng trôi đi rất nhanh trong đường tiêu hóa, kéo theo tốc độ chuyển hóa vào máu cũng gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn làm chậm lại quá trình hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng như sắt, kẽm... từ thực phẩm khác.

Thức ăn nhanh

Đồ ăn nhanh được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người vì hương vị thơm ngon và tính thuận tiện của chúng. Tuy vậy, chúng lại chứa nhiều chất béo bão hòa cũng như chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, làm gia tăng gánh nặng lên các tế bào dễ dẫn tới suy kiệt không tiết được insulin.

Thực phẩm giàu chất béo

Bên cạnh những món ăn nhiều đường thì các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật, bơ, phomat sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.

base64-17440840942261184403135.jpeg

Ảnh minh họa

Sữa tươi có đường

Sữa tươi có đường và sữa béo không nên xuất hiện quá thường xuyên trong thực đơn của người mắc bệnh tiểu đường vì sữa cũng khiến đường huyết tăng cao. Bạn có thể dùng sữa tươi không đường để thay thế với tần suất uống vừa phải vì loại đồ uống này chứa nhiều axit amin, vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa.

Mật ong

Mật ong có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng lại không dành cho những người bị bệnh đái tháo đường. Bởi vì trong mật ong chứa rất nhiều sucrose sẽ làm nghiêm trọng hơn các biểu hiện cũng như biến chứng của bệnh tiểu đường.

Trái cây sấy

Trái cây sấy khô mặc dù giàu chất dinh dưỡng và chất xơ nhưng lại không tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì khi được sấy khô, lượng nước trong những loại quả này bị mất đi và lượng đường thì cô đặc lại, khi người bệnh ăn vào sẽ khiến đường tăng cao trong máu.

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Với người bệnh tiểu đường, ngoài phương pháp điều trị ngoài uống thuốc cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Có 3 nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường bao gồm:

Nguyên tắc 1: Kiểm soát mức năng lượng đưa vào phụ thuộc cơ địa mỗi cá nhân.

Nguyên tắc 2: Ba thành phần sinh năng lượng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo cần kiểm soát theo tỷ lệ cân đối và đảm bảo đều đặn hàng ngày. Khi kiểm soát được 3 thành phần trên người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được đường huyết ở mức an toàn. Chất xơ không sinh năng lượng và giúp làm chậm hấp thu đường vào máu.

Nguyên tắc 3: Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Ngoài ra người bệnh cần ăn đúng giờ, đúng bữa, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh ăn những món hầm, xay nhuyễn, chiên, nướng. Ăn chậm nhai kỹ với lượng thức ăn vừa đủ nhu cầu cho cơ thể. Tránh ăn khuya vì dễ tăng đường huyết vào buổi sáng. Không ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng gói. Nên ăn món được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp.

dieu-chinh-duong-huyet-khi-bi-tieu-duong-17436433408641244479908-54-0-854-1280-crop-1743644114953965783681.jpgNgười phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

do-duong-huyet-cho-nguoi-mac-benh-tieu-duong-1743733219000390119805-0-183-1366-2369-crop-1743733454006677209481.jpgĐo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022