Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh giấc ngủ dài vào ban đêm, người Việt còn có một thói quen ngủ nữa, đó chính là ngủ trưa. 

Với người dân Việt Nam, ngủ trưa là hoạt động không thể thiếu trong một ngày. Thế nhưng, điều này lại gây bất ngờ cho rất nhiều bạn bè quốc tế. Thậm chí, có người còn cho rằng việc ngủ trưa là không cần thiết. 

Trên thực tế, ngủ trưa đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra là có ích cho sức khỏe của con người. Tại 2 quốc gia khác là Trung Quốc và Thái Lan, việc dành một khoảng thời gian nhất định vào buổi trưa để nghỉ ngơi cũng được nhiều người dân thực hiện đều đặn. Theo đó, giấc ngủ trưa trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp con người cải thiện khả năng tập trung, tăng cường sự lưu thông máu lên não. 

khong-ngu-trua-co-anh-huong-gi-toi-suc-khoe-khong-202201082008386042-1726231754887-1726231755776937199239.jpeg

Ngủ trưa còn giúp cho cơ thể vận hành chậm lại cho tim có thể giảm nhịp co bóp để tái tạo năng lượng làm việc hiệu quả hơn. Một nghiên cứu của Hy Lạp với 24.000 người tham gia đã phát hiện ra rằng ngủ trưa thường xuyên có thể giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim đến 37%.

  • mon-an-duong-gan-khoe-manh-loai-bo-nam-17259646523971342599221-0-0-375-600-crop-1725964671297176194475.jpg

    Phụ nữ không dưỡng gan, mặt sẽ đầy nám, có 1 thứ khuyên ăn mỗi tuần 2 lần sẽ bảo vệ gan, chống lão hóa

Bên cạnh đó, việc ngủ trưa còn giúp con người thư giãn, giảm áp lực cho mắt, tránh tình trạng suy giảm trí nhớ và căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, ngủ trưa còn hỗ trợ cải thiện làn da, giúp quá trình trao đổi chất của da tốt hơn. Khi một lượng lớn máu chảy đến da sẽ cung cấp dưỡng chất và giúp da khỏe mạnh.

Vậy nên ngủ trưa bao nhiêu tiếng?

Ngủ trưa là một thói quen lành mạnh mà con người nên cố gắng thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn không nên ngủ trưa quá lâu vì có thể gây ra nhiều tác hại đến cơ thể của bản thân. Theo đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc ngủ trưa trong thời gian dài dễ khiến não bước vào trạng thái nghỉ ngơi sâu, khi thức dậy sẽ gây cảm giác mệt mỏi, đau đầu. Bên cạnh đó, thói quen này còn  làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. 

Nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc cũng cho thấy ngủ trưa hơn 30 phút làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Ireland cho thấy những người ngủ trưa hơn 1 giờ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,88 lần so với những người không ngủ trưa.

ngu-nghieng-ben-trai-1726231756860-172623175711237666590.jpg

Nghiên cứu kéo dài gần 15 năm từ Đại học California cho thấy thời gian ngủ trưa có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer, với những người ngủ trưa hơn một giờ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên khoảng 40%.

Từ đó, các nhà khoa học chỉ ra một giấc ngủ trưa đảm bảo chất lượng và tốt nhất chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút, không quá 30 phút. Với khoảng thời gian này, cơ thể chỉ mới trải qua giai đoạn đầu tiên và thứ hai của chu kỳ giấc ngủ. Những giai đoạn này chưa sâu và sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái hơn. 

Jeff Rodgers, một chuyên gia về giấc ngủ được chứng nhận của Hội đồng Y học Nha khoa và Giấc ngủ Hoa Kỳ cho biết: "Đối với hầu hết mọi người, giấc ngủ ngắn 20 đến 30 phút là điểm tuyệt vời để tăng cường sự tỉnh táo và tập trung. Thức dậy sau 30 phút chợp mắt đảm bảo bạn đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ ngủ và sẽ không cảm thấy chệnh choạng khi thức dậy".

2 lưu ý nên ghi nhớ khi ngủ trưa 

Ngủ trưa ngay sau khi ăn xong là thói quen rất xấu mà nhiều người vẫn đang thực hiện. Việc nằm ngủ ngay sau khi ăn có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cơ thể và gây trào ngược axit, gây hại cho dạ dày. Ngoài ra,trường Đại học Hy Lạp từng công bố một nghiên cứu cho thấy việc đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy, bạn nên ngồi nghỉ và thư giãn khoảng 20-30 phút để tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ trưa.

nemngungon-te-tay-chan-khi-ngu-1726231757594-17262317576872025868822.jpg

Lưu ý thứ 2 mà bạn nhớ chính là không ngủ sai tư thế. Thói quen ngủ trên bàn, ngủ ngồi,... có thể khiến máu lưu thông kém, gây chèn ép nhãn cầu và tạo áp lực nội nhãn quá mức. Chưa kể, tư thế ngủ trưa này cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và gây mệt mỏi cơ thể khi thức dậy. 

Theo Sohu 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022