Một tuần nay, bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, đã đi khám nhiều nơi, tiêm và uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ.

Ngày 13/9, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Bưu điện, cho biết kết quả xét nghiệm xác định nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Whitmore, còn gọi vi khuẩn ăn thịt người.

"Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị cắt bỏ tay, thậm chí tử vong", bác sĩ nói.

Ê kíp đã điều trị cho bệnh nhân bằng kháng sinh đặc trị. Hiện, vết thương của người bệnh nhỏ lại, bề mặt da đã trở lại bình thường.

A-nh-ma-n-hi-nh-2024-09-13-lu-5216-7492-1726232327.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WmX2EqtwyTAuIMTq3iyKkg

Cánh tay bệnh nhân sưng phù nề, không thể cử động. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Khuẩn này sống trong đất, đường lây nhiễm chính là các vết trầy xước trên da tiếp xúc đất, nước có vi khuẩn; hoặc qua đường hô hấp khi hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh này. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động chống bệnh Whitmore bằng cách ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, ở những nơi ô nhiễm nặng, khi cần tiếp xúc cần sử dụng đồ bảo hộ ví dụ găng tay, ủng... Không nên tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm.

Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Thùy An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022