vne-human-5675-1722251335-17234490874711039865676-0-18-408-671-crop-17234490926131870759973.jpgTrái Đất sẽ ra sao nếu 8 tỉ con người đột ngột biến mất?

GĐXH - Nếu vào một ngày nào đó, 8 tỉ con người đột nhiên biến mất thì Trái Đất sẽ như thế nào?

Trái Đất có bao nhiêu mặt trăng?

moon-3-1639180111098-1724395354533-17243953553011764810613.jpg

Mặt trăng có thể được coi là hành tinh (Ảnh: AP).

Trong nhiều thế kỷ nghiên cứu về thiên văn học, đã có hàng trăm mặt trăng trong hệ mặt trời được phát hiện. Trong số đó, có rất nhiều mặt trăng đã từng quay xung quanh hành tinh của chúng ta.

Mặt trăng được cho là vật thể rắn duy nhất quay xung quanh Trái Đất vĩnh viễn. Tuy nhiên, mặt trăng không phải là vật thể duy nhất bị hút vào quỹ đạo của Trái Đất. Những vật thể gần Trái đất khác và các đám mây bụi cũng bị lực hấp dẫn của Trái đất cuốn vào. Các "vệ tinh" tạm thời này thông thường được gọi là mặt trăng nhỏ, bán vệ tinh hoặc "mặt trăng ma".

Vì thế, câu trả lời Trái Đất có bao nhiêu mặt trăng rất khó để trả lời chính xác. Số lượng mặt trăng thay đổi theo thời gian, từ con số 0 đến nhiều mặt trăng cùng lúc.

Vào khoảng 4,5 tỷ năm trước, Trái Đất của chúng ta không có mặt trăng. Vào khoảng 1 triệu năm sau đó, một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa có tên là Theia đã tấn công Trái Đất. Sự kiện này đã khiến những mảnh vỡ lớn của vỏ Trái Đất bay vào không gian. Chỉ trong một vài giờ, những mảnh vụn này đã kết hợp lại với nhau để tạo thành mặt trăng.

Ngoài ra, đã có rất nhiều "mặt trăng" có đường kính chỉ vài cm đã từng bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút vào và sau đó trở về với không gian vũ trụ. Vào năm 2006, đã có một tảng đá mang tên 2006 RH12 có kích thước đến hơn 6m đi vào quỹ đạo Trái Đất trong khoảng 18 tháng. Vào năm 2020, tảng đá tên 2020 CD3 với kích thước hơn 3,5m đã rời khỏi quỹ đạo Trái Đất sau 3 năm bị lực hấp dẫn hút vào.

Bên cạnh những tảng đá, các nhà khoa học cũng tìm thấy những vật thể khác (được gọi là bán vệ tinh) đi vào quỹ đạo Trái Đất. Các vật thể không gian này quay xung quanh mặt trời và gắn với Trái Đất của chúng ta trong suốt quỹ đạo 365 ngày của chúng.

Lực hút giữa mặt trời và Trái Đất hoặc giữa Trái Đất và mặt trăng tạo ra các vùng lực hướng tâm. Những vùng này có thể hút các vật thể nhỏ trong không gian tạo thành một đám mây và tham gia vào quỹ đạo của Trái Đất. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng "mặt trăng ma".

Phát hiện kinh ngạc về khả năng đưa người lên sống ở mặt trăng

mat-trang-1724395475051795179006.jpg

Mô phỏng Sea of Tranquillity trên mặt trăng. Ảnh: University of Trento

Một hang động trên mặt trăng được các nhà khoa học phát hiện và xác định có thể sử dụng làm nơi trú ẩn cho các nhà thám hiểm vũ trụ trong tương lai. Hang động trên mặt trăng được xác định cách không xa nơi Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng cách đây 55 năm.

Các nhà khoa học cho rằng có thể có hàng trăm hang động khác trên vệ tinh tự nhiên của Trái Đất và có thể chứa các phi hành gia trong những sứ mệnh nghiên cứu mặt trăng trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học Italy dẫn đầu công bố phát hiện này ngày 15.7 giờ địa phương trên tạp chí Nature Astronomy.

Nghiên cứu mới cho biết, hang động này khá lớn, có thể tiếp cận được từ miệng hố sâu nhất trên mặt trăng Sea of Tranquility. Hang động này cách điểm hạ cánh của tàu vũ trụ Apollo 11 khoảng 400 km.

Tương tự như hơn 200 hố khác trên mặt trăng, Sea of Tranquility được tạo ra do hang động dung nham sụp đổ.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các phép đo radar của tàu quỹ đạo do thám mặt trăng (LRO) của NASA và so sánh các kết quả với các hang động dung nham trên Trái Đất.

Dữ liệu radar đã tiết lộ một phần ban đầu của hang động ngầm. Các nhà khoa học ước tính, hang động này rộng ít nhất 40 m, dài hàng chục m và có khả năng còn dài, rộng hơn.

"Hang động mặt trăng vẫn là bí ẩn trong hơn 50 năm. Do đó, thật tuyệt vời khi có thể chứng minh sự tồn tại của chúng" - các nhà khoa học Leonardo Carrer và Lorenzo Bruzzone thuộc Đại học Trento, Italy - chia sẻ.

Hầu hết các hố, như Sea of Tranquility, nằm ở vùng đồng bằng dung nham cổ xưa trên mặt trăng. Cũng có khả năng có một số hố như vậy ở cực nam của mặt trăng - địa điểm mà các phi hành gia của NASA dự kiến hạ cánh vào cuối thập kỷ này. Có những miệng hố bị che phủ vĩnh viễn được cho là chứa nước đóng băng có thể cung cấp nước uống và nhiên liệu tên lửa.

Trong chương trình Apollo của NASA, 12 phi hành gia đã đáp xuống mặt trăng, bắt đầu từ Armstrong và Aldrin ngày 20/7/1969.

AP chỉ ra, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Italy cho thấy có khả năng có hàng trăm hố trên mặt trăng, cùng với đó là hàng nghìn hang động dung nham.

Những nơi như vậy có thể sử dụng làm nơi trú ẩn tự nhiên cho các phi hành gia, bảo vệ các phi hành gia khỏi những tia vũ trụ và bức xạ mặt trời cũng như cuộc tấn công của các thiên thạch siêu nhỏ.

Theo nhóm nghiên cứu, việc xây dựng môi trường sống trong các hang trên mặt trăng có khả năng tốn nhiều thời gian và đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tính tới nhu cầu gia cố các vách hang để tránh nguy cơ hang bị sụp.

Ngoài ra, đá và các vật chất khác bên trong hang động trên mặt trăng cũng có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của mặt trăng, đặc biệt liên quan tới các hoạt động núi lửa của mặt trăng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022