Sự việc hy hữu xảy ra ở một bệnh viện tại Guarujá (Brazil) vào ngày 05/08 mới đây đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng nước này.

Túm cổ con rắn cắn mình mang tới bệnh viện

Vào ngày xảy ra sự việc, một người đàn ông 58 tuổi trong lúc làm việc trong rừng đã vô tình bị rắn cắn. Thay vì tìm cách xử lý vết thương nhanh chóng, ông đã quyết định bắt sống con rắn để mang đến bệnh viện, nhằm giúp bác sĩ xác định loại rắn và huyết thanh cần sử dụng.

Hình ảnh người đàn ông ngồi trong phòng chờ, tay vẫn cầm con rắn đang há mồm nhe nanh độc khiến nhiều người chứng kiến không khỏi sợ hãi.

photo-1724534429590-172453442976094499041-1724633638810-1724633639096335377835.png

Bị rắn độc cắn, người đàn ông túm cổ “thủ phạm” lôi tới bệnh viện khiến nhiều người khiếp vía. Ảnh: Internet

"Sau khi bị rắn cắn, tôi đã trải qua những cơn đau dữ dội. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng chịu đựng và tự tay bắt con rắn. Tôi hy vọng việc mang nó đến bệnh viện trong thời gian nhanh nhất sẽ giúp mình sống sót", người đàn ông bàng hoàng chia sẻ lại sự việc.

Người đàn ông đã được nhập viện và điều trị ngay sau đó. Các bác sĩ cũng nhanh chóng phát hiện loài rắn đã cắn người đàn ông là một con rắn Jararaca - loài rắn cực độc đặc hữu ở Nam Mỹ. Rất may cho người đàn ông phía bệnh viện có huyết thanh đặc trị.

Sau 4 ngày chữa trị, người đàn ông đã được xuất viện vào ngày 09/08.

Chuyên gia cảnh báo hành động bắt rắn mang tới bệnh viện

Ngay sau khi nhận được thông báo, ngành bảo tồn môi trường tại Guarujá đã nhanh chóng có mặt để xử lý con rắn. Họ đã thả con rắn về môi trường tự nhiên an toàn, tránh nguy cơ cho cộng đồng.

Theo chuyên gia sinh học Daniel Monteiro Bortone, việc bắt con rắn và mang tới bệnh viện có thể gây nguy hiểm cho cả người bị cắn và những người xung quanh. Ông nhấn mạnh rằng hành động này không cần thiết và có thể gây ra nhiều rủi ro khác.

photo-1724534431235-1724534431343214806969-1724633639689-17246336398751804628877.gif

Chuyên gia cho biết hành động mang rắn tới bệnh viện có thể gây nguy hiểm tới chính mình và những người xung quanh

Bortone cũng khuyến cáo rằng, trong trường hợp bị rắn cắn, nạn nhân nên rửa sạch vết thương bằng xà phòng, uống nhiều nước và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức. Việc cắt vết thương hay cố gắng hút độc tố là những biện pháp sai lầm có thể gây hại hơn cho nạn nhân.

Đây không phải là tình huống hy hữu duy nhất

Trước đây tại bang Rio Grande do Sul (Brazil) cũng từng xảy ra một tình huống hy hữu khi một cậu bé mới 17 tháng tuổi "đụng độ" với một con rắn độc Jararaca ngay trong sân vườn.

Mẹ của cậu bé vì mải làm việc nhà nên không hề hay biết gì. Cô chỉ phát giác ra bất thường khi nghe thấy những tiếng động lạ từ những chú cún cưng. Ngay khi chạy ra vườn, người mẹ thấy con trai 17 tháng tuổi đang cắn một con rắn trong miệng. Quá hoảng sợ, người mẹ đã gọi chồng và nhanh chóng đưa con trai tới bệnh viện kiểm tra.

photo-1724534430132-1724534430228528794548-1724633640594-17246336408561342191078.png

Cậu bé 17 tháng tuổi đã có cuộc "đụng độ" với một con rắn độc Jararaca, rất may mắn cậu bé không bị rắn cắn. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, khi tới viện, các bác sĩ không tìm thấy trên người cậu bé có vết cắn nào. Ngược lại, cậu bé là người đã cắn con rắn.

Bác sĩ Gilmar Carteri của bệnh viện Sao Luiz cho biết: "Cậu bé đã cắn vào ngay sát vùng đầu của con rắn, điều này khiến con rắn không thể tấn công lại".

Được biết, Jararaca, hay còn gọi là "Bothrops jararaca", là loài rắn độc sống chủ yếu ở miền nam Brazil, miền bắc Argentina và miền tây Paraguay cùng một số khu vực khác của Nam Mỹ. Nọc độc của rắn Jararaca gây nguy hiểm cho con người, vì vậy mà trường hợp em bé 17 tháng tuổi "hạ gục" con rắn này có thể nói là vô cùng hy hữu.

photo-1724534430695-1724534430788597394489-1724633641344-1724633641567697675552.png

Mỗi năm, tính riêng ở Brazil đã có khoảng 26.000 trường hợp bị loài rắn độc Jararaca tấn công. Ảnh minh họa

Tiểu Lam

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022