Kim Cattrall là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất trong dàn sao phim “Sex and the City” của HBO. Nhờ vai diễn Samantha Jones trong “Sex and the City”, Kim đã nhận được 5 đề cử Giải Primetime Emmy và 4 đề cử Giải Quả Cầu Vàng.

Trong phim, Samantha là một chuyên gia quan hệ công chúng, nổi bật như một phụ nữ tự tin, kiêu hãnh và gợi cảm ở độ tuổi bốn mươi.

sao-phim-sex-and-the-city-12-1726129415936-1726129417423435658226.jpg

Kim Cattrall trong vai Samantha Jones trong “Sex and the City”.

Ngoài đời, nữ diễn viên "Sex and the City” cũng thường xuyên thể hiện thần thái tự tin và quyến rũ khi xuất hiện trên thảm đỏ.

  • kim-cattrall-sex-and-the-city-da-cang-bong-1725614189540132721693-0-61-679-1147-crop-17256141944771203802564.jpg

    Mỹ nhân phim "Sex and the City" thích gặp 1 người đều đặn mỗi tháng để giữ da căng bóng ở tuổi U70

Trong những hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội gần đây, Kim trông trẻ hơn nhiều so với tuổi 68. Cô nói mình giữ dáng bằng cách tập thể dục 3-4 lần một tuần, luôn theo dõi thực phẩm tiêu thụ hằng ngày cũng như rất để ý đến việc chăm sóc da.

Mặc dù là người có lối sống lành mạnh, Kim chia sẻ cô từng có thời gian vật lộn với bệnh mất ngủ mãn tính.

“Căn bệnh này giống như một con khỉ đột nặng ba tấn ngồi trên ngực tôi. Nó không tấn công tôi cũng không đòi hỏi sự chú ý của tôi. Nó có vẻ tự phụ, vô tâm”, Kim nói trong chương trình Woman’s Hour của BBC. “Nhưng người ta chỉ có thể chịu đựng được đến một mức nào đó thôi”.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với Radio Times, Kim tiết lộ: “Tôi đã không ngờ tới hậu quả đáng sợ của việc mất ngủ. Nó giống như một cơn sóng thần. Tôi như lạc vào cõi hư vô”.

sao-phim-sex-and-the-city-15-1726129418498-1726129418775891655460.jpg

Kim Cattrall trong một sự kiện năm 2010.

Chứng mất ngủ (insomnia) là sự kết hợp của tình trạng giấc ngủ bị rối loạn (khó ngủ, khó duy trì giấc ngủ suốt đêm hoặc thức dậy quá sớm vào buổi sáng) và các triệu chứng ban ngày như mệt mỏi, khó tập trung hoặc thay đổi tâm trạng, cùng nhiều triệu chứng khác. Theo các nghiên cứu, mất ngủ là chứng bệnh phổ biến ở Mỹ với hàng triệu người người bị ảnh hưởng.

Trong các bài phỏng vấn với giới truyền thông, Kim thường xuyên chia sẻ về quá trình điều trị bệnh với mong muốn giúp đỡ những người khác.

Bí quyết vượt qua bệnh mất ngủ của sao phim "Sex and the City"

1. Thừa nhận tình trạng của mình

Đối với Kim, bước đầu tiên là thừa nhận rằng cô cần được giúp đỡ.

Kim cho biết chứng mất ngủ đã khiến cô phải từ bỏ vai chính trong vở kịch "Linda" của Nhà hát Royal Court (Anh). Cô buồn vì đã làm người hâm mộ thất vọng, nhưng cô biết mình phải tự chăm sóc bản thân.

"Điều đó khiến tôi cảm thấy hụt hẫng", Kim nói. "Tôi không biết tại sao. Tôi luôn có thể ngủ được. Tất cả những gì tôi cần là một chiếc chăn và một chiếc gối. Bây giờ giấc ngủ trở nên vô cùng quý giá".

Kim cho biết cô đã tập luyện cho vở kịch Linda sáu ngày một tuần và học thuộc lời thoại vào ngày nghỉ của mình. "Giấc ngủ mà tôi nghĩ mình sẽ có được vào cuối tuần đã không bao giờ xảy ra".

Cô đã tự hỏi liệu đó có phải là do tuổi tác hay mãn kinh hay không.

Những phản ứng cảm xúc kiểu này là đặc trưng của những bệnh nhân mất ngủ, Philip Gehrman, phó giáo sư tâm lý học tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, nói với tờ The Huffington Post.

Ông cho biết khó tập trung, khó nhớ, mệt mỏi, uể oải, thay đổi tâm trạng và trầm cảm là những triệu chứng phổ biến nhất của chứng mất ngủ. Các nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ kém năng suất hơn trong công việc và chứng rối loạn này có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống xã hội của họ.

sao-phim-sex-and-the-city-13-1726129419447-17261294196051767122115.jpg

Sao phim "Sex and the city" trẻ trung quyến rũ ở tuổi U70.

Phó giáo sư Gehrman giải thích: "Thật khó để tìm ra một lĩnh vực hoạt động nào không bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ".

Kim sau đó đã nhận ra vấn đề và nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của một bác sĩ ở London trong khi đang tập luyện cho vở Linda. Cô được chẩn đoán là kiệt sức do chứng mất ngủ.

Kim nói thêm: "Tôi cảm thấy thật kỳ lạ khi không thể ngủ được. Bây giờ tôi đã hiểu rõ hơn, nhưng vào thời điểm đó, tôi không thể hiểu được".

Bác sĩ kê đơn thuốc, nhưng Kim cho biết một người bạn cũ đã thuyết phục cô áp dụng một cách tiếp cận khác.

2. Học lại cách thư giãn

Kim sau đó trở lại New York và tìm đến một bác sĩ khác thực hành liệu pháp hành vi nhận thức. Mỗi đêm, cô đều nghe đĩa DVD của bác sĩ hướng dẫn cô các bài tập thư giãn. Đĩa DVD giải thích: “Mỗi lần bạn thực hành các bài tập thư giãn, thói quen thư giãn mới sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và bạn sẽ làm suy yếu thói quen lo lắng cũ và các cơ trong cơ thể bạn sẽ được thư giãn”.

Bác sĩ của Kim cũng đưa ra những quy tắc nghiêm ngặt về giấc ngủ mà cô kiên quyết tuân theo, cô nói với BBC. “Không ngủ trưa. Cấm các thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Không đồng hồ. Không làm gì khác trên giường ngoài ngủ hoặc quan hệ tình dục”.

Nếu thức dậy vào giữa đêm, cô được hướng dẫn chờ trên giường trong khoảng 20 phút để cố gắng ngủ lại. Nếu không ngủ được, cô sẽ đứng dậy, đến phòng khác và đọc sách, đọc đến khi cô cảm thấy buồn ngủ và quay lại giường.

sao-phim-sex-and-the-city-17-1726129420142-17261294202592008103493.jpg

Kim Cattrall trong bộ ảnh chụp cuối năm 2023.

Liệu pháp hành vi nhận thức nên là phương pháp đầu tiên mà bác sĩ sử dụng để điều trị chứng mất ngủ của bệnh nhân, trước khi dùng thuốc, theo hướng dẫn gần đây của Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ. Liệu pháp này bao gồm một loạt các kỹ thuật nhằm phá vỡ chu kỳ mất ngủ và rèn luyện lại cơ thể để phát triển lại một thói quen ngủ lành mạnh, phó giáo sư Gehrman cho biết.

“Nó không có tác dụng nhanh như thuốc. Đây là phương pháp tiếp cận chậm nhưng hiệu quả có thể duy trì theo thời gian”, vị chuyên gia nói.

3. Ưu tiên bản thân

Trong quá trình rèn luyện lại giấc ngủ, sao phim “Sex and the city” cũng dành một khoảng thời gian riêng trong ngày để… lo lắng. Ngoài khoảng thời gian này, cô sẽ không để sự lo lắng ảnh hưởng đến cuộc sống.

“Nếu tôi bắt đầu lo lắng về bất cứ điều gì trong ngày, tôi sẽ tự nhủ: 'Khoan đã. Chúng ta sẽ làm điều đó lúc 2 giờ chiều. Chúng ta sẽ ngồi đó và lo lắng bao lâu tùy thích. Chúng ta sẽ ngồi đó và lập danh sách những điều cần lo lắng. Nhưng ngay bây giờ, hãy tiếp tục ngày mới thôi'”.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mất ngủ là khi ai đó trải qua giai đoạn căng thẳng và bắt đầu gặp khó khăn khi ngủ, phó giáo sư Gehrman cho biết. Đối với hầu hết mọi người, khi căng thẳng qua đi, giấc ngủ sẽ được cải thiện. Nhưng một số người khác vẫn tiếp tục gặp vấn đề về giấc ngủ ngay cả sau khi giai đoạn căng thẳng đó qua đi, ông giải thích.

"Cơ thể họ bị kẹt trong chu kỳ không ngủ ngon này có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ nếu không được điều trị”.

Kim cho biết trong quá trình học lại cách ngủ, cô nhận ra rằng việc một số điều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình là không sao cả. “Tôi nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát. Tôi nên là ai. Tôi có thể là ai. Trải nghiệm cuộc sống như người khác sẽ làm và thư giãn với điều đó”.

Việc nhận ra tất cả những điều này giúp Kim ngủ ngon hơn. “Tôi nhận ra rằng nếu tôi có thể vui chơi, không chỉ trên sân khấu mà còn trong cuộc sống, thì tôi có thể ngủ được”.

Tuy nhiên, cô nhấn mạnh: “Tôi sẽ không bỏ qua những điều tôi cần và vẫn cần tiếp tục đánh giá lại các ưu tiên của mình. Tôi ưu tiên bản thân mình”.

(Theo HuffPost)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022