Trong thời gian gần đây, tại một số bệnh viện trên địa bàn cả nước đã ghi nhận nhiều ca thủy đậu, riêng Hà Nội có 548 ca tính từ đầu năm đến nay. Các đơn vị có nhiều bệnh nhân thủy đậu là: Chương Mỹ (230), Mê Linh (69), Ba Vì (60), Nam Từ Liêm (56), Mỹ Đức (42). Số ca mắc thủy đậu có tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái, bệnh nhân phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Thái đang công tác tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thủy đậu là bệnh nhiệt đới thường bùng phát vào mùa đông xuân. Cho nên số ca mắc bệnh tăng trong thời gian này là bình thường, đến mùa hè sẽ giảm dần.

Trước tình hình bệnh diễn ra hết sức phức tạp, các chuyên gia khuyên mọi người cần nắm rõ bệnh thủy đậu là bệnh gì. Từ đó hiểu rõ bản chất và phòng bệnh, chữa bệnh hiệu quả hơn. Bệnh này nếu để lâu và không điều trị sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.

dau-hieu-thuy-dau-1679513054019534432450-1679542774176-16795427743872095932726.jpg

Thủy đậu là căn bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu là bệnh gì, bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Bệnh thủy đậu còn được dân gian gọi là bệnh trái rạ, là bệnh có tính truyền nhiễm xuất hiện ở trên da. Loại bệnh này xảy ra ở mọi đối tượng, dù là trẻ hay già, nam hay nữ đều có thể mắc phải. Thủy đậu lây lan rất nhanh nếu chúng ta không phòng tránh và kiểm soát sớm. Một số mùa còn là thời điểm thích hợp cho bệnh bùng thành dịch.

"Thủ phạm" gây nên bệnh thủy đậu là Virus Varicella Zoster (VZV) có khả năng lây truyền thông qua da khi tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc qua đường hô hấp. Trường hợp các giọt nước nhỏ li ti chứa trong không khí qua hắt hơi, ho, nói chuyện của người bệnh sẽ khiến cho thủy đậu lây lan mạnh.

Bên cạnh đó, bệnh còn phát tán nếu người khỏe mạnh dùng chung vật dụng cá nhân có tiếp xúc với nước bọt và dịch mụn thủy đậu của bệnh nhân như dao cạo, bàn chải đánh răng, khăn tắm… Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là xuất hiện nhiều nốt phồng rộp, có nước, mọc khắp cơ thể, mọc cả trong niêm mạc miệng và lưỡi.

bien-chung-cua-benh-thuy-dau-2-1679513053566916032860-1679542778100-16795427782451044648500.jpg

Thủy đậu do Virus Varicella Zoster (VZV) gây ra.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em

Theo bác sĩ Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP. HCM), thủy đậu được tính vào nhóm 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp và tỷ lệ lây lan cao nhất tại Việt Nam.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus thủy đậu. Bên cạnh đó, trẻ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình trước các tác nhân có thể gây bệnh khi tiếp xúc ở môi trường xung quanh. Vì vậy trẻ có thể thoải mái chơi chung, ăn, ngủ cùng các bạn nên vô tình khiến bệnh lây lan mạnh hơn.

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em cũng tương tự như người lớn, nhưng những mụn nước sẽ nổi lên nhỏ hơn, li ti rải rác trên bề mặt da của trẻ.

Bị thủy đậu bao nhiêu ngày thì khỏi?

Bệnh thủy đậu sẽ phát triển theo từng giai đoạn, cho nên ở mỗi giai đoạn, chúng ta cần phải điều trị theo từng cách khác nhau. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng của cơ thể mà thời gian khỏi bệnh khác nhau.

20200630thuy-dau-bao-lau-thi-khoi-1-1679513053358809575597-1679542780127-16795427802161885957875.jpg

Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị thủy đậu nhất.

- Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Trong khoảng 1-2 ngày đầu là thời điểm mà thủy đậu lây từ người bệnh sang người lành. Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, virus sẽ ủ trong người và phát bệnh trong khoảng 10-21 ngày. Giai đoạn này rất khó phát hiện sớm vì bệnh nhân hầu như không có dấu hiệu cụ thể nào.

- Giai đoạn 2: Khởi phát

Khi virus đã đủ mạnh, chúng sẽ bùng phát ra trong vòng từ 24-48 giờ với những dấu hiệu như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn… Rất nhiều người nhầm triệu chứng này với cảm cúm hoặc các bệnh vặt.

- Giai đoạn 3: Toàn phát

Các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng và nặng hơn, các nốt mủ nước bắt đầu xuất hiện khiến bệnh nhân mệt mỏi, cả người kiệt quệ không có sức lực. Nhiều người có thể bị sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn ói, đau nhức xương khớp… đặc biệt là mụn nước nổi lên nhiều và lan ra toàn cơ thể, gây ngứa ngáy khiến bệnh nhân khó chịu.

- Giai đoạn 4: Hồi phục

Giai đoạn này diễn ra từ 3-4 ngày. Sau khoảng 10 ngày kể từ khi phát bệnh, các mụn nước sẽ vỡ ra và khô lại, tạo thành vảy và bong tróc ra. Nhiều trường hợp mụn bong ra sẽ không để lại sẹo, nhưng nếu bị vỡ sẽ tạo thành vết thâm và sẹo. Lúc này hãy đến gặp bác sĩ tư vấn để kê đơn thuốc bôi ngoài da, giúp mờ thâm trị sẹo.

dau-hieu-khoi-benh-thuy-dau-167951346221873449036-1679542783922-16795427840051757502625.jpg

Thủy đậu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi.

Bà bầu bị thủy đậu có sao không?

Theo các bác sĩ, khi phụ nữ mang thai bị bệnh thủy đậu thì thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Bà bầu bị thủy đậu thường có diễn biến bệnh nặng hơn so với người không mang thai. Bị thủy đậu khi mang thai phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, Viêm màng não, Viêm não, Viêm cầu thận, Viêm cơ tim, Nhiễm khuẩn thứ phát, và trong nhiều trường hợp bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Trong số những biến chứng kể trên, Viêm phổi do thủy đậu là biến chứng thường gặp nhất. Viêm phổi do thủy đậu thường phát triển trong vòng một tuần sau khi phát ban.

Bị thủy đậu khi mang thai cần phải được theo dõi đồng thời cùng sản khoa thật chặt chẽ để có thể tư vấn thai phụ kịp thời.

Cách phòng ngừa thủy đậu

Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh thì tiêm vaccine thủy đậu là cách phòng tránh hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em việc tiêm ngừa vaccine thủy đậu lại càng quan trọng, cho nên hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Thông thường sẽ tiêm 2 mũi với lịch tiêm như sau:

- Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

- Mũi 2: Trẻ từ 1-13 tuổi thì tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng, trẻ từ 13 tuổi trở lên thì tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

3fab9066-671f-4900-88fa-8d8d7f8ef62f-16795130532301916567300-1679542786582-1679542786731446125129.jpg

Khi mắc thủy đậu, cần có biện pháp điều trị hợp lý để bệnh nhanh khỏi.

Giá tiêm vaccine thủy đậu tùy thuộc vào loại vaccine và cơ sở y tế tiêm chủng. Để biết nên cho trẻ tiêm loại vaccine nào và thời điểm nào là tốt nhất, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm vaccine thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm vào các mụn nước thủy đậu. Người bệnh cần được cách ly với người thân cũng như cộng đồng, tránh để lây nhiễm rộng.

Thủy đậu có bị lần 2 không?

Thủy đậu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và độ tuổi. Riêng trẻ em từ 6 tháng – 7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Với người lớn trên 20 tuổi thì nguy cơ mắc thủy đậu cũng thấp hơn, chỉ 10% số ca bệnh do hệ miễn dịch đã hoàn thiện. Người đã mắc thủy đậu sẽ có miễn dịch với bệnh bền vững suốt đời.

Tuy nhiên vẫn có 1% sẽ tái nhiễm bệnh, nhưng trường hợp này rất hiếm. Với những người đã tiêm vaccine thủy đậu mà vẫn mắc bệnh thì các triệu chứng bệnh thường nhẹ hơn, ít mụn nước và không sốt.

Tổng hợp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022