Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình học hành giỏi giang, có công việc tốt và trở thành người có ích cho xã hội. Không chỉ mong con thông minh, nhanh nhẹn, các bậc phụ huynh còn muốn con sở hữu trí tuệ cảm xúc cao. Những đứa trẻ có chỉ số IQ lẫn EQ cao thường bộc lộ sớm, nếu thường xuyên để ý sẽ phát hiện ra qua những câu nói dưới đây.

1. Tại sao lại thế này?

Nhiều đứa trẻ thường xuyên đặt câu hỏi: "Tại sao lại thế này?" với cha mẹ, thầy cô giáo hay bất kỳ với ai mà trẻ đang giao tiếp. Việc đặt câu hỏi cho thấy trẻ đang tò mò, quan tâm đến một vấn đề nào đó. Khi thấy con như vậy, cha mẹ cần giúp trẻ "thỏa mãn" trí tò mò. Cha mẹ có thể mượn những cuốn sách liên quan để đọc cho trẻ nghe hay để trẻ tự đọc hoặc tìm hiểu trên Internet.

photo-3-16636366492401822314780.jpeg

Những đứa trẻ luôn đặt nhiều câu hỏi thường rất thông minh, nhanh nhẹn. (Ảnh minh họa)

Nếu cha mẹ trả lời câu hỏi của trẻ một cách qua loa hoặc tránh né vì thấy phiền có thể khiến trẻ mất động lực khám phá thế giới. Vì thế, hãy hỗ trợ để trẻ mở rộng phạm vi trí tuệ của mình.

Ngoài ra, việc trẻ đặt câu hỏi: "Tại sao lại thế này?" còn thể hiện trẻ đang có nhu cầu giao tiếp với nhiều người. Những đứa trẻ này thường biết quan sát, muốn được làm quen với mọi người. Hãy cho trẻ cơ hội bày tỏ mong muốn gần gũi với người khác bằng lời nói.

2. Con/cháu/em cảm ơn

Nếu thấy đứa trẻ biết nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ mình thì đây là đứa trẻ ngoan ngoãn, lễ phép và hiểu chuyện. Trẻ là người có trí tuệ cảm xúc cao, biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Lời cảm ơn không chỉ là một câu nói thông thường. Nó còn là cách thể hiện sự văn minh, tôn trọng xuất phát từ tấm lòng chân thành của bản thân với người khác. Lời nói cảm ơn chính là minh chứng cho sự tử tế, lòng tốt. Vì thế, khi thấy con thường xuyên nói lời cảm ơn, cha mẹ có thể mừng thầm và hãy khích lệ việc làm tốt này của trẻ.

photo-2-1663636647201768691325.jpeg

Trẻ biết nói lời cảm ơn thường có chỉ số thông minh và chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. (Ảnh minh họa)

3. Con nghĩ…

Không phải đứa trẻ nào cũng thường nói: "Con nghĩ…" trước khi bày tỏ quan điểm của mình. Nếu thường xuyên nói cụm từ này chứng tỏ trẻ rất thông minh, can đảm, dám thể hiện bản thân, không rụt rè và có khả năng suy nghĩ độc lập khi gặp khó khăn.

Đằng sau mỗi cụm từ: "Con nghĩ…" của đứa trẻ là sự phản hồi về vấn đề đang quan tâm. Cha mẹ hãy lắng nghe tâm tư, quan điểm của trẻ và trả lời một cách tích cực nhất bằng thái độ vui vẻ, tôn trọng trẻ.

4. Con có thể làm điều này không?

Chắc hẳn nhiều phụ huynh từng gặp những đứa trẻ đến nhà người khác lập tức sà vào bàn ăn hay tìm kiếm đồ chơi. Không cần hỏi ý kiến ai, những đứa trẻ đó đã tự ăn đồ ăn trên bàn, chơi đồ chơi không phải của mình. Hơn nữa, khi thấy món đồ mình thích, nhiều trẻ còn bí mật bỏ vào túi để mang về. Đó là những đứa trẻ chưa ngoan, không biết nghe lời.

photo-1-16636366443632098392802.jpg

Ảnh minh họa

Một đứa trẻ ngoan ngoãn, thông minh, có trí tuệ cảm xúc cao sẽ thường hỏi ý kiến người khác trước khi làm điều gì đó. Chẳng hạn như: "Cô ơi, cháu có thể ăn bánh được không?", "Bà ơi, cháu có thể lấy đồ chơi trong giỏ được không?"… Là cha mẹ, chắc chắn bạn cảm thấy tự hào trước những lời nói ấy của con.

5. Không sao đâu!

Trong quá trình chơi với những đứa trẻ khác, con bạn có thể xảy ra xích mích, cãi vã. Không chỉ với bạn bằng tuổi, trẻ có thể xảy ra mâu thuẫn với người lớn tuổi hơn. Nhưng nếu trẻ biết nói ba từ: "Không sao đâu!" khi có xích mích chứng tỏ trẻ được giáo dục tốt, biết kiểm soát cảm xúc bản thân, sẵn sàng bỏ qua hiềm khích. Những đứa trẻ này thường có tấm lòng bao dung, luôn được mọi người quý mến.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022