Cha mẹ nào cũng mong mỏi con mình được sống, học tập và vui vẻ. Họ cố gắng làm nhiều việc cũng chỉ nhằm mục đích giúp con có được cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, cha mẹ có biết rằng, có một số thứ không phải hạnh phúc thực sự mà là "hạnh phúc ảo".
Trẻ em cần tuổi thơ đúng nghĩa chứ không phải là "hạnh phúc ảo"
Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng nói: "Con tôi thà không vào trường đại học danh tiếng còn hơn sống không hạnh phúc". Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của hạnh phúc đối với sự phát triển của trẻ em.
Chỉ khi trẻ hạnh phúc, chúng mới trở nên tích cực, tự tin, phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, "hạnh phúc ảo" lại khác , nó không có tác động tích cực đến trẻ em như hạnh phúc thực sự.
Kiểu hạnh phúc ảo này đang âm thầm hủy hoại trẻ em. (Ảnh minh họa)
"Hạnh phúc ảo" là những thứ có thể mang lại niềm vui ngắn hạn, nhất thời, nhanh chóng cho trẻ nhưng không mang lại tác dụng tích cực cho trẻ, thậm chí có thể gây hậu quả tiêu cực.
Ví dụ, trẻ xem mukbang, chơi game trên di động, làm những việc không phù hợp với lứa tuổi, v.v. Những hành vi này có thể nhanh chóng mang lại niềm vui ngắn hạn cho trẻ. Nhưng nó không có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển, có thể tác động tiêu cực mạnh mẽ đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ.
Lấy việc xem video ngắn làm ví dụ, nếu trẻ xem thường xuyên sẽ có những tác động tiêu cực sau đây:
- Ảnh hưởng đến thị lực
Nghiện xem video ngắn trong thời gian dài sẽ khiến mắt bị ô nhiễm ánh sáng, đặc biệt khi xem sai tư thế và xem quá lâu còn có thể gây ra cận thị.
- Ảnh hưởng đến não bộ
Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng nếu trẻ xem video có nhịp độ nhanh trong thời gian dài, não của chúng sẽ kém tỉnh táo hơn. Nói cách khác, trẻ sẽ bắt đầu trở nên ngốc nghếch.
Ngoài ra, âm thanh và video tần số cao như video ngắn sẽ khiến não trẻ rơi vào trạng thái tiếp nhận thông tin một cách thụ động, khiến não dần quen với trạng thái này và trở nên lười biếng.
Đối với một số trẻ thích xem video ngắn, nếu bạn yêu cầu trẻ đọc sách nhiều chữ, chúng sẽ khó đọc.
- Giảm khả năng miễn dịch, cơ thể phát triển bất thường, v.v.
Khi trẻ xem những đoạn video ngắn, trẻ dễ duy trì một tư thế trong thời gian dài, điều này có thể gây ra sự đè nén bất thường ở một số bộ phận trên cơ thể. Thói quen này ảnh hưởng đến tiến trình bình thường của hệ tuần hoàn, v.v., và cũng có thể gây ra sự phát triển bất thường hoặc suy giảm thể chất ở trẻ.
Trên đây không phải là tất cả những tác động tiêu cực của "hạnh phúc ảo" khi xem video ngắn mà chỉ là một vài tác động điển hình.
Làm thế nào để trẻ không nghiện "hạnh phúc ảo"?
Trong việc trẻ nghiện "hạnh phúc ảo", cha mẹ có mối liên quan nhiều nhất.
- Làm gương cho con noi theo
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình thích xem video ngắn, trước tiên họ nên kiểm tra xem con có thói quen đó hay không, nếu có thì phải sửa chữa kịp thời, ít nhất là tránh xem video ngắn trước mặt con.
Việc trẻ thích gì đều bị ảnh hưởng bởi cha mẹ ở một mức độ nhất định. Vì vậy, cha mẹ nên làm gương tốt cho con cái noi theo.
Cha mẹ nên làm gương cho con.
- Dành nhiều thời gian hơn cho con cái
Nguyên nhân khiến trẻ tiếp xúc với "hạnh phúc ảo" thực chất là do trẻ cô đơn, không có sự bầu bạn và giám sát của cha mẹ.
Nếu cha mẹ muốn con mình không muốn con nghiện cảm giác ảo này, hãy dành nhiều thời gian cho con hơn. Cha mẹ càng dành nhiều thời gian cho con, con càng ít có cơ hội tiếp xúc với "hạnh phúc ảo".
- Cha mẹ nên chú ý giúp con hình thành quan niệm đúng đắn
Trẻ em bị ảnh hưởng bởi "hạnh phúc ảo" thực chất có mối liên hệ lớn hơn với việc trẻ chưa hình thành được khái niệm đúng đắn và vốn kiến thức còn hạn chế.
Khi trẻ tiếp xúc với "hạnh phúc ảo", chúng không biết đúng hay sai. Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với thông tin sai lệch có thể coi đó là thông tin đúng.
Vì vậy, cha mẹ phải nỗ lực giúp con hình thành những quan niệm đúng đắn, để con có khả năng phân biệt đúng sai.