Cách đây không lâu, một câu hỏi phỏng vấn của Huawei được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút được rất nhiều lượt bàn luận:

"Làm thế nào để đưa một con trâu nặng 900kg đi qua cây cầu nặng 800kg?".

Không có bầu không khí căng thẳng của một cuộc phỏng vấn tại chỗ, tất cả các loại câu trả lời lần lượt được đưa ra:

"Thịt trâu chia làm nhiều phần rồi mang qua".

"Không cho trâu ăn cỏ, để trâu cày đất từ 9h sáng đến 9h tối mỗi ngày, sáu ngày một tuần, đợi giảm 200kg rồi tự nhiên sẽ qua được".

"Đem trâu bán đi mua lấy chiếc điện thoại Huawei, qua cầu rồi rút điện thoại ra và nói, điện thoại Huawei trâu lắm!".

Ngoài những câu trả lời mang tính giải trí như vậy, có một bình luận khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều: "Tại sao lại đặt ra một câu hỏi phỏng vấn không có nghĩa lý gì như vậy?"

Trong mắt rất nhiều người, câu hỏi trước mắt căn bản không phản ánh được năng lực chuyên môn, cùng lắm là một trò đánh đố trí não.

Nếu khả năng nghiệp vụ của một người không tốt, nhưng anh ta có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn này một cách thuyết phục chỉ vì anh ta từng đọc nhiều câu hỏi hóc búa hơn, vậy thì anh ta có nên được tuyển dụng hay không? Nếu không được tuyển dụng, vậy thì mục đích thiết kế ra câu hỏi này là gì?

Ai cũng đều biết rằng mức lương cao của Huawei là nổi tiếng trong ngành, nếu câu hỏi phỏng vấn này là có thật, vậy thì cũng có thể giải thích như này:

Vì họ sẵn sàng chi nhiều tiền để tuyển dụng nhân tài nên tiêu chí tuyển dụng đương nhiên là chọn ra những người giỏi nhất từ những người giỏi nhất và tốt nhất.

photo-6-16801439125841784567032.jpg

01

Câu hỏi có ý nghĩa hay không, phụ thuộc vào cách suy nghĩ của bạn chứ không phải người khác

Để tôi kể cho bạn nghe về kinh nghiệm phỏng vấn của tôi.

Trong đợt tuyển dụng mùa thu năm ngoái, tôi đã nộp đơn ứng tuyển vào một công ty, và nhận được thông báo phỏng vấn, vòng một là phỏng vấn về chuyên môn, qua được vòng này, tôi cùng một vài người khác tiến vào vòng phỏng vấn thứ hai.

Điều khiến tôi ấn tượng nhất ở vòng phỏng vấn thứ hai là câu hỏi: "Bạn muốn đấu với một con chim bồ câu to bằng một con voi hay 50 con voi to bằng một con chim bồ câu?".

Mấy người chúng tôi nhìn nhau thất thần, tự hỏi câu hỏi kiểu gì vậy. Sau đó, mỗi người trả lời theo cảm nhận của mình, và các câu trả lời cũng rất đa dạng.

Kết quả là, một số người trong chúng tôi được tuyển dụng, và một số trượt, nhưng tại sao bạn làm được còn tôi không làm được, chúng tôi lại chẳng thể có đáp án.

Sau đó, tôi tham gia rất nhiều lần phỏng vấn khác, và những câu hỏi kiểu tương tự không phải là hiếm. Có lúc cảm thấy đầu óc rất nhanh nhẹn, trả lời cũng không tệ nhưng kết quả lại bị trượt, có lúc đầu óc trống rỗng, lắp bắp không nói nên lời, nhưng cuối cùng lại nhận được thông báo được tuyển dụng.

Từ đó, tôi cũng rút ra kết luận, công ty đưa ra những câu hỏi như này có hai nguyên nhân:

1. Trình độ của người phỏng vấn không tốt, không biết mình muốn tuyển kiểu người nào.

2. Công ty không thiếu người, dựa vào loại câu hỏi ngẫu nhiên chủ quan này để tuyển người.

Sau đó, có một cuộc phỏng vấn khác, và tôi cũng gặp phải câu hỏi kiểu này: "Bạn bị biến thành một đồng xu và cho vào máy xay. Máy xay sẽ sớm được khởi động, lúc này bạn nghĩ gì?".

Nhưng lần này có một ứng viên đã đưa ra câu trả lời hoàn toàn khác với những người khác.

Đầu tiên anh ấy hỏi biến thành đồng xu là biến thành đồng xu có kích thước to như một người hay đồng xu có kích thước như một đồng xu thông thường?

Sau đó, anh ấy nói rằng mình cân nhắc khả năng thứ hai, đó là máy xay không đủ để xay nát các đồng xu, vì vậy sau khi bị ném vào máy xay, anh ấy sẽ không nghĩ đến sự an toàn của bản thân mà sẽ xem xét lưỡi dao của máy xay sử dụng chất liệu gì để không bị hỏng.

Anh ấy nghĩ câu hỏi này rất có ý nghĩa, bởi lẽ trong thực tế, quả thực có rất nhiều đứa trẻ sẽ ném một số vật thể lạ vào máy xay.

Sau đó, anh ấy liên kết sâu hơn với chuyên ngành của mình, phân tích ưu và nhược điểm của một số nguyên liệu và đưa ra gợi ý để lựa chọn.

Anh ấy nói rất nghiêm túc, còn chúng tôi, những người ngồi phía sau đợi đến lượt suýt bật cười thành tiếng.

Sau cuộc phỏng vấn, tôi trêu anh ấy và nói: "Nhà tuyển dụng cũng không suy nghĩ nhiều như anh."

Anh ấy liếc nhìn tôi và nói: "Người phỏng vấn nghĩ sâu xa tới đâu thì liên quan gì đến tôi?".

Tôi không biết anh ấy có được tuyển dụng hay không, nhưng sau khi nghĩ lại, ít nhất về vấn đề này, anh ấy ở một tầng cao hơn tôi nhiều.

Trong Sống Cho Ra Ý Nghĩa Của Cuộc Đời có một câu như thế này: "Con người ta, không cần lúc nào cũng phải hỏi ý nghĩa của cuộc sống là gì, thay vào đó hãy hỏi, bạn có thể mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống?".

Sau khi trải qua sự việc này, tôi nhận ra rằng đây không phải là một câu động viên trong lúc khó khăn, mà là một sự thật xuyên suốt mọi giai đoạn của cuộc đời.

Bởi lẽ nhiều khi, một việc gì đó có ý nghĩa hay không, không phải thoạt nhìn sẽ ra được luôn.

Người thông minh không quan tâm người khác có cho rằng nó có ý nghĩa hay không, họ luôn có thể tận dụng vấn đề, đưa mọi thứ vào khuôn khổ logic của mình, từ đó thể hiện năng lực của mình về mọi mặt.

Một câu hỏi phỏng vấn tưởng chừng như vô lý, nếu bạn nghĩ nó là một câu hỏi mẹo thì đó chỉ có thể là một câu hỏi mẹo.

Nhưng khi bạn biết cách cho nó ý nghĩa, đây cũng có thể trở thành một bước đệm để bạn trở nên nổi bật.

photo-4-16801439059841856590793.jpg

02

Góc độ bạn nhìn nhận vấn đề quyết định tầm cao cuộc đời bạn

Quay lại câu hỏi phỏng vấn của Huawei, có một cư dân mạng đã nghiêm túc trả lời câu hỏi một cách chuyên nghiệp.

Anh ấy coi câu hỏi này như một bài kiểm tra cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề.

Vì vậy, anh ấy đã đơn giản hóa các yếu tố trong câu hỏi thành một mô hình kinh doanh, trong đó chất lượng gia súc chính là giá thành sản phẩm, sức chịu tải của cây cầu chính là sức mua của người tiêu dùng, một mâu thuẫn xảy ra ở đây là sức mua không đủ để đánh giá sản phẩm.

Sau đó, anh nhắm vào mâu thuẫn này, dẫn chứng một số trường hợp thực tế và đưa ra giải pháp cụ thể.

Đối với một người có thể đưa ra câu trả lời chuyên nghiệp như vậy, bất kể ý định ban đầu của nhà tuyển dụng là gì, cho dù cuối cùng anh ta không thể đề xuất cách đưa trâu qua cầu, thì cũng đã đủ để giành được sự ưu ái của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, năng lực chuyên môn chỉ là cơ sở để thực hiện kế hoạch, còn cách suy nghĩ của một người mới là yếu tố quyết định.

Tôi đã từng đọc được một câu hỏi tương tự: Làm thế nào để bán lược cho nhà sư?

Khi hầu hết mọi người nhìn thấy một chiếc lược, họ sẽ tự nhiên liên tưởng đến việc chải tóc. Nói cách khác, chải tóc trở thành ý nghĩa trực quan của lược.

Có thể hình dung rằng khi suy nghĩ của một người bị hạn chế bởi ý nghĩa trực quan này, anh ta gần như không thể bán một chiếc lược cho một nhà sư không có tóc.

Quả nhiên, người bán hàng đầu tiên đã đi hơn chục ngôi chùa, nhưng vẫn không thể tìm thấy được ý nghĩa của chiếc lược đối với nhà sư, sau cùng, một vị sư già vì thương hại nên đã mua giúp anh một chiếc, nói rằng có thể thỉnh thoảng dùng nó để gãi ngứa.

Nhưng nếu chúng ta bước ra khỏi ý nghĩa trực quan này, điều gì sẽ xảy ra?

Người bán hàng thứ hai đến ngôi chùa, và anh ta nói điều này với vị trụ trì già:

"Các nhà hảo tâm từ xa đến để cúng dường. Chúng ta có thể tặng họ một chiếc lược làm kỷ niệm, trên đó có khắc các thiền ngữ của nhà Phật. Bằng cách này, mỗi khi chải đầu, họ sẽ niệm trong tâm, hương hỏa trong chùa cũng sẽ luôn rực cháy".

Trụ trì nghe xong vô cùng tán đồng, mua liền một lúc 1.000 chiếc lược, đồng thời ký hợp đồng cung cấp lâu dài.

Steve Jobs từng nói: "Đừng hỏi tôi muốn gì, việc của bạn là cung cấp những gì tôi muốn nhưng không hề nghĩ tới".

Mọi người đều muốn làm những việc có ý nghĩa, nhưng những gì mọi người cho là có ý nghĩa, dưới sự vội vàng của vô số người, nó sẽ sớm bị pha loãng đến mức vô nghĩa.

Ngược lại, đối với một chủ đề hay một vấn đề tưởng chừng như vô nghĩa, nếu bạn biết tìm cách khác và tạo cho nó một giá trị được công nhận, bạn sẽ là người chiến thắng.

photo-2-16801439012872143288180.jpg

Lời kết,

Tôi thường nghe một câu nói rằng: "Nếu bạn nghiêm túc, bạn sẽ thua".

Nhưng nhiều khi, người nói câu này chưa bao giờ thắng.

Câu hỏi phỏng vấn này của Huawei được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, coi đó là một câu hỏi vui cũng không phải là không thể, nhưng những người chỉ coi đó là câu hỏi vui, cười xong, thì cuộc đời cũng sẽ dậm chân lại tại đây.

Vì vậy, đừng bao giờ cảm thấy những việc mình làm là vô nghĩa.

Thành công của bạn là làm cho mọi thứ có ý nghĩa.

Cuối cùng, "Làm thế nào để đưa một con trâu nặng 900 kg đi qua cây cầu nặng 800 kg?", nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn, bạn sẽ trả lời như thế nào?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022