Trong chuỗi nội dung "Sun Day" của Sun Life Việt Nam cho rằng, trẻ em bắt đầu hình thành thói quen sử dụng tiền từ khoảng 5-7 tuổi. Theo đó, nhiều cha mẹ cho rằng cho con tiêu tiền từ sớm sẽ khiến trẻ có thể dẫn đến những thói quen không tốt, nghiên cứu này đưa ra quan điểm ngược lại. Trẻ em có nhận thức về tiền càng sớm thì khi lớn lên sẽ có khả năng quản lý và tự chủ tốt hơn.

Việc quản lý tài chính đối với người lớn đã không dễ dàng, vì vậy việc dạy cho trẻ con biết về tiền bạc cần nhiều thời gian, giúp trẻ dễ tiếp cận hơn. Cha mẹ có thể cùng con xây dựng những thói quen và hướng dẫn quản lý tài chính cơ bản qua các hoạt động mô phỏng hoặc thực tế ở các độ tuổi khác nhau.

5-7 tuổi: Bắt đầu bằng khái niệm cơ bản

Chị Mai một nhân viên văn phòng tại TP HCM, có con gái vừa tròn 5 tuổi. Theo chị, ở độ tuổi này, bé rất thích chơi nhập vai bán hàng, mở siêu thị, tính tiền. Đây chính là cơ hội cho ba mẹ cùng tham gia với con và lồng ghép các khái niệm cơ bản nhất về tiền bạc vào trò chơi.

Ba mẹ có thể tận dụng các món đồ chơi, các vật dụng an toàn trong nhà để mô phỏng các món đồ thực tế mà gia đình có thể mua ở chợ hay siêu thị. Bằng cách chơi trao đổi hàng hóa, bán hàng, trẻ có thể học được khi muốn mua hàng thì phải cần tiền hoặc vật phẩm có giá trị tương đương để trao đổi.

Image-8603930-ExtractWord-0-Ou-5653-2254-1727702436.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zw5carKmTgIcxhFsDKz18g

Ngoài những hoạt động vui chơi như tô màu, vẽ tranh, trẻ từ 5 tuổi có thể tiếp cận các khái niệm cơ bản về tiền. Ảnh: Pexels

Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ tiết kiệm từ việc hạn chế mua các món ăn vặt để có tích lũy cho một món quà mà mình mong muốn. Ví dụ, khi đi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi, bé có thể dành tiền không mua kẹo bánh thường xuyên, mà sẽ mua một món đồ chơi mà bé thật sự yêu thích. Điều này có thể giúp trẻ hiểu được giá trị của các món đồ là khác nhau và cần kế hoạch để mua được chúng.

Khi đi siêu thị mua đồ cho gia đình, cả nhà cũng có thể cùng con lập danh sách những món cần mua, từ đó giúp trẻ phân biệt giữa những món nào là cần thiết và không cần thiết. Khi đến siêu thị, cả nhà cùng bé so sánh giá cả, qua đó, giúp cho con học về các con số và giá trị.

8-12 tuổi: Học giá trị của đồng tiền

Ở độ tuổi từ 6 đến 12, trẻ em bắt đầu phát triển khả năng tư duy logic và hiểu rõ hơn về tiền bạc. Đây là thời điểm lý tưởng để cha mẹ mở rộng kiến thức tài chính cho con bằng cách giới thiệu những khái niệm quản lý tiền cơ bản, như tiết kiệm, chi tiêu, lập ngân sách đơn giản.

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua những món đồ lớn hơn mà trẻ mong muốn. Phụ huynh cũng có thể đưa ra những bài học về sự cần thiết của việc lựa chọn chi tiêu hợp lý. Khi đi mua sắm, trẻ có thể được giao nhiệm vụ giúp cha mẹ lựa chọn các sản phẩm phù hợp với ngân sách, qua đó hiểu thêm về giá trị của đồng tiền và sự cần thiết của việc lên kế hoạch chi tiêu.

Các trò chơi giáo dục như "ngân hàng giả lập" hoặc "kinh doanh bán hàng" có thể giúp trẻ hiểu cách đồng tiền vận hành trong xã hội. Ngoài ra, cha mẹ có thể giới thiệu trẻ với việc sử dụng các công cụ tài chính cơ bản như ống heo tiết kiệm, ví riêng, hoặc thậm chí là tài khoản ngân hàng trẻ em để trẻ quản lý tiền một cách có tổ chức.

Thay vì chỉ cung cấp tiền tiêu vặt không mục đích, phụ huynh có thể kết hợp những hoạt động bổ ích, giúp trẻ học cách tự quản lý và quyết định tiêu tiền của mình.

13-18 tuổi: Giúp trẻ lập ngân sách và quản lý tiền

Đối với các em từ 13 đến 18 tuổi, phụ huynh có thể cho tiếp xúc với các công việc liên quan đến chi tiêu như đi chợ, đi mua sắm cho gia đình. Trong độ tuổi này, cha mẹ nên giao cho con việc đi chợ bằng một danh sách các nhóm đồ cần mua và một số tiền nhất định, để con có thể so sánh các hãng khác nhau, lựa chọn các vật dụng phù hợp với số tiền mình đang có.

image-1303593637-extractword-1-9401-3658-1727702438.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UjHNQ2l7PMVQPTYvmTyB1g

Cha mẹ hướng dẫn con trong việc lên kế hoạch chi tiêu. Ảnh: Pexels

Ngoài ra, phụ huynh có thể cùng trẻ đặt ra những mục tiêu liên quan đến sự phát triển cá nhân và học vấn. Ví dụ, khi cần mua một chiếc laptop hay một khóa học, phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách chia ngân sách để tiết kiệm hoặc mở một tài khoản ngân hàng cho con.

Ba mẹ có thể chia tiền tiêu vặt thành nhiều phần: 70% là tiền mặt cho con, còn lại gửi vào tài khoản ngân hàng để các em có thể để dành hoặc sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.

Theo chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, việc bắt đầu giáo dục tài chính sớm cho trẻ em mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động thực tế như lập ngân sách gia đình và mua sắm, trẻ em sẽ phát triển được kỹ năng quản lý tài chính và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Thái Anh

Để giúp nhiều người cân bằng sống đa trải nghiệm và an toàn tài chính, Công ty Bảo hiểm SunLife Việt Nam thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật như Cinephile - thưởng thức và giao lưu phim điện ảnh; Melophile - chương trình biểu diễn nghệ thuật... Chuỗi hoạt động giúp giới trẻ tăng nhận thức về giá trị của việc quản lý tài chính, quản lý tài chính cá nhân khéo léo hơn nhưng vẫn đảm bảo duy trì các hoạt động khám phá thế giới, sống hết mình.

Bên cạnh đó, đơn vị ra mắt chuỗi nội dung "Tài chính cho mình, lạc quan do mình" trên VnExpress từ ngày 1/7. Tuyến nội dung với đa dạng hình thức thể hiện, cung cấp kiến thức trực quan về tài chính - bảo hiểm cho độc giả.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022