Theo một chuyên gia giáo dục ở TP.HCM, trường quốc tế hiện nay có hai loại. Loại chuẩn quốc tế là có 100% vốn nước ngoài, dạy cho con em người nước ngoài. Những trường này do Tổng Lãnh sự các nước mở ở Việt Nam để dạy cho con em cán bộ ngoại giao của họ (khống chế tỷ lệ học sinh Việt Nam). Những trường này dạy hoàn toàn chương trình nước ngoài, bằng cấp nước ngoài.

Loại thứ hai cũng có tên quốc tế, đó là các trường tư thục, gọi chung là các trường "có yếu tố nước ngoài". Nhiều trường trong số này sử dụng phần lớn chương trình, giáo viên nước ngoài cũng như phương pháp giảng dạy của đối tác nước ngoài; hoặc chương trình do những tổ chức giáo dục được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới kiểm định.

photo-1-15934766247391952283131.jpg

Về chương trình giáo dục sẽ chia làm 2 loại: Chương trình quốc tế hoàn toàn và chương trình đào tạo song ngữ. Học phí ở các trường quốc tế đều thuộc dạng đắt đỏ, dao động ở mức vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/năm.

Chẳng hạn như trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (UNIS) - đây là trường quốc tế chuẩn được thành lập bởi Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam - có học phí thấp nhất là 24.340 USD/năm (khoảng 559,8 triệu đồng) và cao nhất là 29.690 USD/năm (khoảng 677 triệu đồng). Ngoài ra, học sinh phải nộp thêm phí nhập học 23 triệu đồng bắt buộc, không hoàn trả. Các khoản chi phí khác như xe đưa đón, ăn trưa, dã ngoại... tùy theo từng lớp và độ tuổi.

Hay trường Quốc tế TPHCM (ISHCMC) có mức học phí gần cả tỷ đồng/năm. Cụ thể mức học phí lớp 12 của trường này lên tới 775 triệu đồng/năm.

photo-1-1593476628978962524967.jpg

Trường Quốc tế TPHCM (ISHCMC).

Đắt đỏ, tốn kém là vậy nhưng khi được hỏi có muốn cho con học trường quốc tế hay không, nhiều phụ huynh vẫn chọn: Có! Theo đó trong một cuộc khảo sát gần đây nhất trên báo Vnexpress, với câu hỏi "Nếu đủ điều kiện, bạn muốn cho con học trường nào".

photo-3-15934766289861666706917.jpg

Có 21% phụ huynh chọn trường chuyên, 8% chọn trường tư, 24% chọn trường công và có đến 47% chọn trường quốc tế.

Có thể thấy dù học phí chót vót gần cả tỷ đồng mỗi năm nhưng các trường quốc tế hiện đang được lòng phụ huynh Việt Nam hơn.

Được mất gì khi cho con học trường quốc tế?

Ưu điểm

Các trường quốc tế vốn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại - đây cũng chính là 1 trong những nguyên nhân khiến học phí ở đây thuộc dạng khủng. Hiện tại các trường quốc tế đều trang bị các phương tiện học tập hiện đại như máy chiếu, máy tính nối mạng cho giáo viên và những giáo cụ bổ trợ khác cho từng bài giảng.

Tại trường Tiểu học Hanoi Academy (Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long Ciputra), các lớp học còn được thiết kế với hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió và điều hòa không khí hiện đại nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của học sinh. Ngoài cơ sở vật chất, các bữa ăn của học sinh cũng được cung cấp chất lượng dinh dưỡng hơn.

Như trường quốc tế Green World (Hoàng Hoa Thám - Hà Nội) làm hợp đồng với đầu bếp nước ngoài để mang lại các bữa phong phú, giúp học sinh ngon miệng hơn.

photo-5-1593476628993993358880.jpg

Bên cạnh đó, các trường quốc tế vốn dạy các chương trình tiếng Anh, chương trình song ngữ nên đương nhiên học sinh sẽ có nền tảng ngoại ngữ tốt hơn, phát triển hơn so với học sinh các trường khác. Số lượng học sinh mỗi lớp ít, chỉ khoảng 15-20 học sinh cũng là yếu tố giúp giáo viên quan tâm sát sao đến từng em hơn. Ngoài ra theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, trường quốc tế thường chú trọng dạy trẻ cách phát triển tư duy logic, cách đặt vấn đề và cách giải quyết vấn đề triệt để. Đây đều là những kỹ năng vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nhược điểm

Điểm bất lợi lớn nhất của trường quốc tế có lẽ chính là học phí. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có đầy đủ tài chính, hoặc có thể đảm bảo tài chính luôn vững vàng để cho con theo học môi trường này. Nếu chuyển từ trường quốc tế sang môi trường tư thục, công lập, trẻ sẽ bị hụt hẫng bởi không thích nghi kịp với môi trường đầy tính kỷ luật và gặp nhiều khó khăn.

Đối với các trường quốc tế, phụ huynh cũng khó thỏa thuận các khoản thu với nhà trường và phải đóng rất nhiều khoản phí như: phí ghi danh, phí giữ chỗ, phí nhập học, phí tuyển sinh,... Khi có tranh chấp, cơ quan quản lý nhà nước cũng khó có thể can thiệp vào bởi các khoản thu trường ngoài công lập được coi là thoả thuận dân sự giữa nhà trường và phụ huynh.

Ngoài ra việc học trường quốc tế từ sớm, học những chương trình giảng dạy hoàn toàn của nước ngoài cũng có thể khiến trẻ nói không vững tiếng mẹ đẻ. Bởi các giáo trình đào tạo này không có những bài học về văn hóa, lịch sử Việt Nam. Thậm chí với những trường quốc tế có giáo trình song ngữ thì do quá nhiều tiết tăng cường tiếng Anh nên tiếng mẹ đẻ của trẻ vẫn bị mai một.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022