Khi cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại của dân tộc, thì những địa điểm như Lăng Bác, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam... đều thu hút một lượng khách lớn ghé thăm. Thậm chí có thể quá tải.

Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam - địa điểm tham quan, pinic lý tưởng cho các gia đình trong dịp nghỉ lễ

Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam là một địa điểm tham quan thú vị nằm tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội 40km, nằm trên trục đường đi Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam), rộng tới 1500ha, bao gồm 7 khu vực chính, tái hiện không gian văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên khắp đất nước.

Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam (Nguồn: @thaoptp95).
1-17460008105781244221281.png
lang-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-7-17459981447461772788881.png

Toàn cảnh Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam.

Vào những ngày lễ khi Bảo tàng Quân sự quá đông, các gia đình có thể đưa con em đến Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, để trải nghiệm không gian yên bình, tìm hiểu phong tục tập quán và kiến trúc truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

ban-do-lang-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-1745998335967217788609.png

Bản đồ tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.

Cùng sinh sống trên một dải đất hình chữ S, mỗi một vùng miền, một dân tộc lại có một bản sắc riêng, và tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, mọi người có thể trải nghiệm các nét văn hóa đặc trung ấy.

4768002016034511089883495194006193869723196n-17459997669091174567855.jpg

(Ảnh: Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam).

image72060c8300b722f1-17460032163051770600095.png

Cả nghìn góc check-in ảo diệu tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

Chùa Khmer tại làng văn hóa Đồng Mô Sơn Tây có tái hiện chân thực lại kiến trúc chùa Khmer theo đúng nguyên mẫu là chùa Khleang tại Sóc Trăng. Các chi tiết trang trí hay kiến trúc bên ngoài chùa cũng là sự cô đọng kết hợp hài hòa của 400 quần thể chùa Khmer trên khắp đất nước Việt Nam. Công trình giữ nguyên kiến trúc tâm tỏa đặc trưng (mọi công trình đều bao quanh chính điện).

2-1745999547257462529025.png3-17459995472701322837120.jpg
4-17459995473041344778530.jpganh-dep-du-khach-o-lang-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-1745999547330520961378.png
Một trong những khu vực check-in hot nhất lại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam: Chùa Khmer. (Ảnh: Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam).
6-min-1-17460036402301091223633.png

(Nguồn: @lyly_trannnn)

Tháp Chăm tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam được phục dựng theo quần thể tháp Poklongarai tại Ninh Thuận chính thức hoàn thành vào năm 2012. Toàn bộ công trình được xây dựng trong hơn 4 năm bằng phương pháp thủ công mài, chập và kết dính gạch bằng nhựa cây theo đúng nguyên mẫu xây dựng của người dân tộc Chăm.  

f5-17459999086401905026990.jpgf7-17459999086411662971624.jpg
f6-1745999908643248228695.jpg
(Ảnh: Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam).
2-min-17460034173311908648682.png

(Nguồn: @ruaaconn_n)

Vườn tượng nhà mồ Tây Nguyên trưng bày 100 tác phẩm tượng điêu khắc từ chất liệu gỗ nhà mồ dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Tây Nguyên được hoàn thiện vào tháng 11/2013. 

f1-17459999439341747432608.jpgf2-17459999439351932530510.jpg
(Ảnh: Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam).
q1-17460004306471000264275.pngf15-17460004306531852557969.jpg
(Ảnh: @ran_bate)
lang-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-dulichchat-8-174600087143915824453.jpglang-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-dulichchat-7-174600087144068845764.jpg
(Nguồn: Thu Anh)
7-min-1746003334091699398803.png

(Nguồn: @lyly_trannnn)

Không chỉ vậy tại Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam còn có riêng một khu vực quần thể tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như tháp Effen, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp…

Vào những ngày đầu năm, các "ngôi làng" thường tổ chức các sự kiện, hoạt động để quảng bá hình ảnh và nét đặc sắc của đồng bào mình cho bạn bè quốc tế và đồng bào của những dân tộc anh em khác. Đặc biệt trong các ngày đại lễ như:

- 30/4 và 1/5: Các ngày đại lễ lớn của đất nước

- 19/4: Ngày kỷ niệm văn hóa các dân tộc Việt Nam

- 19/5: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh

Vào những ngày bình thường khác trong năm, bạn cũng có thể đến thăm nơi đây để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, thư giãn nghỉ ngơi. Với diện tích rộng tới 1500ha, ngoài các ngôi làng thể hiện văn hóa của 54 dân tộc, Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam còn có nhiều khu vực với hàng cây xanh ngắt, rất thích hợp để các gia đình cắm trại, pinic trong ngày.

f12-1746001020172333225003.jpg

Vé vào cửa và cách di chuyển đến Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam

* Vé vào cửa:

- Người lớn: 30.000 VND/người.

- Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng (xuất trình thẻ sinh viên): 10.000 VND/người.

- Học sinh (xuất trình thẻ học sinh): 5.000 VND/người.

- Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí vé.

8-17460013225691144937444.png

Tại đây còn có dịch vụ xe điện và xe đạp để mọi người có thể thuận tiện di chuyển tham quan các khu vực bên trong làng văn hóa.

image-17460014283792043174886.png9-17460014284091183636222.png

Xe điện trong làng văn hóa: Thời gian hoạt động: 8h - 17h. Mỗi xe có từ 10-12 chỗ. Giá vé: 20.000 - 35.000 VND/chuyến/người. Trẻ em miễn phí.

* Cách di chuyển:

- Đi xe cá nhân (xe máy, ô tô): Đi theo hướng Đại lộ Thăng Long. Bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long tầm khoảng 36 km sẽ thấy biển chỉ dẫn vào làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đến vòng xuyến, bạn rẽ theo lối ra thứ 1 là đến nơi.

- Đi xe bus:

Tuyến xe 75: Bến xe Yên Nghĩa - bến xe Hương Sơn (giá vé: 25.000 VND/lượt)

Tuyến 71B: Bến xe Mỹ Đình - Xuân Mai (giá vé: 20.000 VND/lượt)

Tuyến 71: Bến xe Mỹ Đình - Sơn Tây (giá vé: 20.000 VND/lượt)

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân chỉ mất khoảng 30 phút nhưng đi bằng xe bus có thể mất nhiều thời gian hơn. Nếu cả đi gia đình mà không có xe riêng thì bus là phương tiện hợp lý nhất, xe không quá đông, chi phí rẻ mà còn có tuyến xe vào sát tận cổng của làng văn hóa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022