1. Tránh xa những cuộc nhậu nhẹt vô bổ

Những cuộc tụ họp ăn uống đối với một số người là cơ hội để thư giãn, vui vẻ bên bạn bè. Tuy nhiên, không phải cuộc vui nào cũng lành mạnh.

Ngoại trừ những bữa cơm gia đình đoàn tụ, bạn bè thân thiết ôn lại chuyện cũ thì hầu hết những cuộc gặp gỡ đều có mục đích riêng. Bề ngoài đó có vẻ là cuộc vui thông thường nhưng thực tế tiềm ẩn nhiều mối nguy. Người ta vẫn hay nói “rượu vào lời ra”, trong những cuộc vui quá chén rất có thể bạn sẽ nói ra những lời không nên nói.

Những cuộc nhậu nhẹt vô bổ ngoài việc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ và sự nghiệp thì còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ở tuổi trung niên, bạn có thể làm gì nếu không sở hữu một cơ thể khỏe mạnh? Sức khỏe bị tổn hại đồng nghĩa với việc hao tài, tốn của, sự nghiệp cũng khó đi lên.

2. Tránh xa những cuộc tranh đấu

Trong cuộc sống cũng như công việc, sẽ có những lúc bạn bị cuốn vào những mâu thuẫn với người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp. Điều mà hầu hết tất cả mọi người sẽ mắc phải đó là làm mọi cách để trở thành người chiến thắng.

Đối với người trẻ mà nói, mong muốn mãnh liệt trở thành người chiến thắng là điều vô cùng dễ hiểu. Bởi tuổi trẻ thường đi liền với sự hiếu thắng, thích thể hiện bản thân.

photo-1-17027257009101664418752-1702725894188919567541-1702802775134-17028027754021873978043.jpg

Những khi đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ nhận ra đôi khi không nhất thiết phải trở thành người chiến thắng. Qua 60 tuổi, con người không nên bị thắng thua chi phối mà cần phải giữ bản thân điềm đạm, thấu đáo.

Thực tế việc nhận thua hay thất bại có thể sẽ tạo gánh nặng lên tâm lý. Nhưng nếu cứ mãi chìm trong vòng luẩn quẩn của suy nghĩ hơn thua thì cuộc sống của bạn và những người xung quanh bạn sẽ vô cùng mệt mỏi. Học cách buông bỏ, hài lòng với bản thân và mọi người xung quanh thì tự nhiên cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc và tự do.

3. Tránh xa những “mối quan hệ ngoài luồng”

Nhiều người có mối quan hệ ngoài luồng bao biện rằng cuộc sống hôn nhân của họ không hề hạnh phúc và nói rằng những người thứ ba kia mới chính là tình yêu đích thực của cuộc đời.

Hậu quả là gia đình tan vỡ, thậm chí có thể mang tiếng xấu muôn đời. “Ngoại tình là bản năng còn chung thuỷ là bản lĩnh”, tuổi trung niên nên hiểu rằng gia đình hòa thuận mới là điều quan trọng nhất.

Khi bước vào tuổi trung niên người ta sẽ hiểu không nên xem nhẹ mối quan hệ trong gia đình mà phải coi hạnh phúc gia đình là một mục tiêu để phấn đấu. Nếu gia đình tan nát vậy cố gắng kiếm tiền có ích lợi gì?

4. Tránh tiêu tiền lãng phí

Người thông thái biết rằng tiền sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu như bạn không có kế hoạch tiết kiệm. Thay vì phung phí mua sắm cho những món đồ không cần thiết, chi tiêu xa xỉ, vay mượn dùng trước trả sau… ở những năm tháng tuổi già, cách tốt nhất bạn nên làm là học cách tiết kiệm.

da0b23f183-17027258941891070664724-1702802777013-1702802777305632660850.jpg

Ví dụ thế này, bạn mua một chiếc xe đạp để tập thể dục nhưng vì không đủ kiên trì nên chỉ sau vài lần sử dụng thì bạn đã vứt nó vào một xó. Vậy nên trước khi mua đồ bạn hãy suy nghĩ thật kỹ, bạn có thực sự cần đến và đủ quyết tâm để sử dụng nó thường xuyên không.

Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho mình, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chi tiêu vượt ngưỡng. Trong khi đó, ở những năm tháng tuổi già, tiền ra như nước tiền vào nhỏ giọt. Bởi nguồn thu nhập chính chỉ là lương hưu.

Chỉ khi thay đổi suy nghĩ chi tiêu vô tội vạ thành tận hưởng những thứ sẵn, bạn mới có thể bình yên hưởng tuổi già với số tiền tiết kiệm đã tích lũy.

5. Tránh xa vùng thoải mái

“Nhàn cư vi bất thiện”. Có người nói rằng: Muốn huỷ hoại một người rất đơn giản, chính là để cho người ấy lúc nào cũng nhàn rỗi, không làm bất cứ việc gì.

Chỉ khi liên tục học hỏi và tiến lên, bạn mới có thể tìm thấy vị trí của bản thân, trải nghiệm niềm vui và đặt chân đến những đỉnh cao mới. Dù là ai, bạn cũng đừng để bản thân sống cuộc sống quá thoải mái, hãy dám thử thách bản thân. Mỗi một thử thách, bạn sẽ nhận được một điều mới cho bản thân khiến cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp và tràn đầy hy vọng.

Theo Sohu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022