Những ngày này, không khí hào hùng và niềm tự hào dân tộc đang làn tỏa khắp mọi nẻo đường. Người dân háo hức ra đường để hòa cùng không khí rộn ràng và trang nghiêm của những buổi Tổng hợp lệnh chuẩn bị cho lễ diễu binh diễu hành cấp quốc gia chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Toàn bộ 38 khối diễu hành đến từ các lực lượng quân đội và công an đã tập hợp. Trong đó, có một khối mang trên mình bộ quân phục khác hoàn toàn với những khối khác, các chiến sĩ mặc bộ trang phục dằn di, đội mũ nồi xanh, trên cổ có đeo thêm chiếc khăn quàng cũng mang sắc xanh của hòa bình. Đó là Khối lực lượng gìn giữ hòa bình.

Làm nhiệm vụ tại Châu Phi nhưng vẫn luôn dõi theo các đồng đội tham gia diễu binh tại quê nhà

Ở một đất nước xa lạ, cách Việt Nam hàng nghìn cây số, chàng trai trẻ khoác lên người bộ quân phục của một người lính giữ gìn hòa bình đang thực hiện nhiệm vụ tại Châu Phi, nhưng vẫn ngày đêm dõi theo hành trình tập luyện của các đồng đội tại quê hương với niềm tự hào khôn xiết. Đó là Thượng úy Nguyễn Sỹ Công (Học viện Quân Y) đang nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan.

48970075330273676007547675284427115302617064n-1745393639985416423793.jpg48648316230142027187379227191333009264647810n-1745393787746677464787.jpg

"Ngày nào tôi cũng xem thông tin trên mạng, các đơn vị báo đài, để dõi theo hành trình tập luyện của các đồng đội cho buổi lễ trọng đại sắp tới. Bản thân đang thực hiện một nhiệm vụ khác tại một đất nước xa xôi, cách Việt Nam tới hơn 8000km, ngắm nhìn các đồng đội tại quê hương, tôi thật sự cảm thấy tự hào. 

Ngoài ra, điều mà tôi cảm thấy bất ngờ, đó là cách mà các bạn trẻ đang thể hiện lòng yêu nước của mình. Bằng cách này hay cách khác, tất cả đều rất sục sôi, mạnh mẽ, khiến một người lính xa quê hương nhiều năm như tôi cũng cảm nhận được không khí hào hùng, rộn ràng khắp mọi miền Tổ quốc trong những ngày qua" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ.

48786900830205838447664763235687010937309502n-1-174539837424920937163.jpg

Đừng ví von tôi là 'hậu duệ mặt trời phiên bản đời thật, vì tôi là 'bộ đội cụ Hồ thời đại mới'

Ngoài nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan, hàng ngày sau giờ làm việc, Thượng úy Nguyễn Sỹ Công cũng ghi lại những khoảnh khắc bình dị và chia sẻ trên kênh TikTok, Youtube cá nhân. Kênh TikTok của anh nhận được 4,9 triệu lượt thích và 180 nghìn người theo dõi. Những câu chuyện tại Nam Sudan qua lời kể của chàng Thượng úy, những khoảnh khắc vui đùa cùng người dân châu Phi cũng được ghi lại, tất cả đều khiến mọi người bồi hồi xúc động.

pagef-1745400188274167362479.jpg

Có người ví von anh là "hậu duệ mặt trời phiên bản đời thật" khi hình ảnh của anh khi mặc bộ quân phục giống với hình tượng nhân vật trong phim. Tuy nhiên chàng Thượng úy trẻ tuổi mong muốn mọi người nghĩ về mình là một người bộ đội cụ Hồ thời đại mới, chứ không phải bất kỳ một hình mẫu nhân vật nào khác.

"Tôi muốn mang hình ảnh người lính, bộ đội cụ Hồ lan tỏa khắp mọi quốc gia trên thế giới. Tôi tự hào khi được khoác lên người màu áo lính, được thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Bản thân cũng cảm thấy may mắn trải qua một quá trình học tập, rèn luyện và được tham gia vào lực lượng này. Lực lượng gìn giữ hòa bình là của Quân đội Nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó, đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ.

47615025229633761504872466420145644037467104n-1745393675971717094010.jpg48978643030293065172275424541974099712427852n-1745393676041500499161.jpg

Mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ ở đây đều phải đảm bảo tốt các yêu cầu như sức khỏe, trình độ ngoại ngữ, nắm vững các kiến thức về quân sự, kỹ năng ngoại giao quân sự, đối ngoại quốc phòng, kiến thức Liên Hợp Quốc... Đặc biệt trình độ tiếng Anh của tất cả các thành viên khi tham gia nhiệm vụ đều phải đạt IELTS 5.5 trở lên.

Khi tên mình gắn liền với hai chữ "Việt Nam"

Bên cạnh công tác chuyên môn, chàng Thượng úy trẻ tuổi còn có cơ hội đồng hành, sẻ chia, tham gia dạy chữ cho người dân, trẻ em nơi đây.

48350906630028206865427924654754031705717621n-1745393748324228606200.jpg1-17453937483682112709946.jpg

“Ngày đầu giới thiệu tên của mình, bọn trẻ con cứ bập bẹ mãi không thể phát thành âm hoàn chỉnh từ 'Công'. Tình cờ là hôm ấy tôi mặc áo cờ đỏ sao vàng, nên tôi chỉ bọn trẻ cách phát âm hai tiếng 'Việt Nam'. Cho đến sau này, khi nhìn thấy tôi từ xa, bọn trẻ đều vẫy chào: “Việt Nam, Việt Nam”. Khoảnh khắc tên đất nước mình được vang lên tại một nơi xa lạ, khiến tôi xúc động vô cùng" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ.

Hành trình tại Nam Sudan được kể lại trong cuốn sách: "Mũ nồi xanh - Người đi gieo hạt hòa bình" do chính Thượng úy Nguyễn Sỹ Công kể lại và được nhà báo Nam Kha chắp bút, NXB Kim Đồng xuất bản năm 2024. Cuốn sách kể về hành trình của những người lính không trực tiếp cầm súng, họ vẫn có một cách riêng để gìn giữ hòa bình. Và chàng Thượng úy trẻ cũng đang ấp ủ viết cuốn sách thứ 2, nhưng lần này anh muốn tự tay viết, kể lại hành trình gìn giữ hòa bình của mình.

z5482045926755841e1e0e652f0cc27be79c6e02f9ff0e-17453943893211171382328.png

“Để thể hiện lòng yêu nước và góp phần làm rạng danh Tổ quốc với bạn bè quốc tế có rất nhiều cách khác nhau. Nhưng cách đơn giản nhất là mỗi cá nhân phải luôn cố gắng chu toàn bổn phận, nhiệm vụ của mình một cách chuyên nghiệp nhất. Chỉ cần bấy nhiêu thôi cũng nhận được sự đánh giá cao từ mọi người xung quanh. Tôi tin đây cũng là cách quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam một cách chân thực và thuyết phục hơn bất kỳ lời mời nào.

Thêm một điều quan trọng, chúng ta luôn phải tự nhắc nhở, mình là người Việt Nam và luôn tự hào về điều đó, dù ở bất cứ đâu, trong bất kì tình huống nào” - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công viết trong cuốn "Mũ nồi xanh - Người đi gieo hạt hòa bình".

48701394330148154220099855697028230417812844n-1745394221167944112590.jpg

"Tôi ao ước người dân nơi đây được hưởng hòa bình, được sống đủ đầy và hạnh phúc"

Thượng úy Nguyễn Sỹ Công đang công tác tại căn cứ quân sự Compound - Unmiss, tại một đất nước với tình hình chính trị còn nhiều biến động, nghèo đói ám ảnh và bủa vây lấy cuộc sống của người dân Nam Sudan. 

Qua những đoạn clip mà Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ, người xem sẽ bắt gặp những ngôi nhà được đắp đất, lợp lá để che nắng che mưa qua ngày, khu trường học trong trại tị nạn được UNICef xây dựng với những lớp học đơn sơ được dựng lên từ các các cột gỗ rồi phủ bạt che... Tỷ lệ mù chữ ở quốc gia này hiện tại lên tới 80%, hơn 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trẻ em không được đến trường, hàng triệu người không đủ thức ăn và nước sạch. 

chrome-capture-2025-4-23-5-1745396125164212068337.gifchrome-capture-2025-4-23-4-1745396125212585416776.gifchrome-capture-2025-4-23-1745396125203605507692.png

"Trong tình cảnh hỗn loạn ấy, Liên Hợp Quốc đã có mặt tại Nam Sudan thông qua Phái bộ gìn giữ hòa bình Unmiss. Lực lượng gìn giữ hòa bình đóng vai trò là trung gian hòa giải giữa các bên xung đột với nhau, bảo vệ dân thường, cung cấp lương thực nước sạch, hỗ trợ y tế, mang lại hi vọng cho người dân ở đây" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ. 

Mỗi ngày sau giờ làm việc, anh dành thời gian để gặp gỡ người dân và trẻ em nơi đây. Chàng Thượng úy dạy tiếng Anh cho trẻ con gần nơi anh công tác, với mong muốn các em có thêm kiến thức để có thể có được công việc tốt hơn trong tương lai. Thỉnh thoảng anh dạy cả tiếng Việt cho người dân Nam Sudan. Cùng với những hoạt động dân vận, anh cũng tham gia khám chữa bệnh, phát sách bút vở và đồ dùng thiết yếu cho trẻ em.

Thượng úy Nguyễn Sỹ Công đến trường học trường học trong trại tị nạn được UNICef xây dựng.

Chỉ những câu nói đơn giản như: "Tôi yêu Việt Nam", "xin chào Việt Nam", "cảm ơn anh Công", hay cả những câu hát của thiếu nhi Việt Nam: "Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm", "cha thương con vì con giống mẹ"... được vang lên tại vùng đất khốc liệt như Nam Sudan, tất cả trở thành động lực để Thượng úy Nguyễn Sỹ Công tiếp tục hành trình gắn bó, giúp đỡ người dân và trẻ em nơi đây. 

chrome-capture-2025-4-23-8-17453965045241664559764.gifchrome-capture-2025-4-23-7-17453965045541230659977.gifchrome-capture-2025-4-23-6-174539650457138788972.gif

Không chỉ dạy chữ, dạy tiếng Việt, tiếng Anh cho người dân và trẻ nhỏ, anh cùng đồng đội của mình cũng hướng dẫn người dân trồng rau, hoa màu để có thêm lương thực, thực phẩm. Vào các dịp lễ, Tết truyền thống như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán... mọi người thường làm thêm các phần các món bánh trái, đặc sản, làm quà cho trẻ em.

"Tôi không có điều kiện về kinh tế nên không thể dành những món quà giá trị cho người dân và trẻ em nơi đây, tôi chỉ có thể hỗ trợ và giúp đỡ mọi người từ những điều đơn giản nhất. Mỗi khi gặp gỡ người dân, tôi mang theo ít bánh mì, bánh kẹo cho trẻ em, ví dụ: tuần này tôi gom 3 chiếc bánh mì, tuần sau có 3 chiếc nữa, thế là tôi có 6 chiếc bánh để cho 6 em nhỏ. Thỉnh thoảng về Việt Nam, tôi cũng chuẩn bị thêm một vài món đồ chơi, giày dép... mang sang làm quà. Đôi khi chỉ là đôi dép tổ ong nhưng với những người dân thiếu thốn đủ thứ, đó cũng là một món quà đáng quý" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công tâm sự.

chrome-capture-2025-4-23-10-1745399800882263029173.gifchrome-capture-2025-4-23-9-17453998009191464824877.gifchrome-capture-2025-4-23-11-174539982605990599729.gif

Cuộc sống ở Nam Sudan của chàng quân nhân: Nắng nóng tới 60 độ, mỗi tháng mất 1 - 2 triệu tiền internet mà mạng vẫn chập chờn

Đi làm nhiệm vụ tại một đất nước xa xôi, mạng internet là một thứ không thể thiếu để mọi người có thể cập nhật thông tin và liên lạc với gia đình, người thân. Nhưng Thượng úy Nguyễn Sỹ Công từng chia sẻ, mạng ở Nam Sudan cũng là một điều xa xỉ. Ở đây công nghiệp gần như không phát triển và cuộc sống của người dân còn nghèo và thường xuyên bất ổn nên đường truyền internet cũng chập chờn, lúc có lúc không. 

"Ở đây nếu muốn dùng mạng, vừa đắt lại vừa kém chất lượng, không thể mượt mà và nhanh như ở Việt Nam đâu, nên mọi người đều phải dùng rất tiết kiệm. Về chi phí mạng, tôi dùng dao động từ 1 - 2 triệu/tháng, do tôi cũng cần gọi về cho gia đình, quay dựng clip và đăng lên trang cá nhân. Thỉnh thoảng cũng cập nhật thêm tin tức từ quê nhà..." - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ.

48751727930215374380044508571826168882037545n-1745393883492199210446.jpg

Về múi giờ cũng là một trở ngại, Việt Nam và Nam Sudan lệch nhau 5 tiếng, nên nếu muốn gọi về cho gia đình là phải căn thời gian hợp lý, nhưng khi nói chuyện vẫn câu được câu chăng, nhiều khi phải nói đi nói lại thì hai bên mới nghe thấy.

"Để đăng được clip lên các nền tảng MXH, tôi có một cái mẹo. Từ 0 - 5 giờ sáng, mạng sẽ khỏe hơn, nên cứ vào khung đó là tôi sẽ đăng clip" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công hài hước kể lại.

Chuyện ăn uống, sinh hoạt ở Nam Sudan của chàng Thượng úy trẻ cũng có nhiều khó khăn. Dưới cái nắng nóng tới hơn 60 độ, cây cối, rau xanh rất khó để phát triển. 

"Ở đây được Liên Hợp Quốc đảm bảo hậu cần, đồ ăn đồ uống, lương thực thực phẩm, một số gia vị cũng có. Nhưng tôi và mọi người cũng phải mang thêm gia vị từ Việt Nam sang để đảm bảo ăn uống đúng khẩu vị. Lương thực, thực phẩm ở đây toàn là đồ đông lạnh. Riêng về văn hóa ăn uống của người Việt Nam, bữa ăn là cần có nhiều rau xanh nhưng ở bên này mọi người ăn rất ít rau, nên tôi và đồng đội phải tự cải tạo đất để trồng. 

Nhưng thời tiết khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên việc trồng rau cũng không hề dễ dàng. Tôi cũng mang từ Việt Nam sang những gói canh rau ăn liền, chỉ cần đun nước sôi thả vào là có một bát canh, không nhiều rau đâu nhưng nói chung ăn cũng vừa miệng" - chàng Thượng úy chia sẻ.

Câu chuyện trồng rau tại châu Phi của Thượng úy Nguyễn Sỹ Công.

Được nghỉ phép 5 tuần, về Việt Nam vẫn tham gia hoạt động thiện nguyện khắp mọi miền Tổ quốc

Mỗi nhiệm kỳ công tác kéo dài hơn 1 năm, Thượng úy Nguyễn Sỹ Công có 5 tuần nghỉ phép trở về Việt Nam thăm gia đình và gặp gỡ bạn bè. Tưởng đâu người chiến sỹ trẻ dành toàn bộ thời gian bên gia đình và người thân, nào ngờ mọi người vẫn thấy anh tham gia các hoạt động thiện nguyện trên khắp mọi miền. 

42468057626511479517100691164423341893850579n-17453959321082063644043.jpg

"Tôi cũng tham gia một vài hoạt động thiện nguyện ở Việt Nam từ lâu rồi. Về Việt Nam là tôi sẽ về nhà thăm gia đình trước, sau đó mới bắt đầu các hoạt động của cá nhân. Trước đây tôi cũng không chia sẻ quá nhiều, nhưng giờ có kênh TikTok và Youtube, tôi cũng muốn ghi lại những hành trình ấy để lan tỏa những việc làm ý nghĩa tới các bạn trẻ.

Thật ra cũng không phải điều gì to tát, ví dụ thay vì tiêu 100 - 200k cho những buổi cà phê hay uống trà sữa, thì chúng ta có thể gom lại để tham gia các nhóm thiện nguyện giúp đỡ mọi người, như vậy cũng đã rất ý nghĩa rồi. Tuổi trẻ ngắn lắm, làm một điều gì đó, để giúp đỡ mọi người, đóng góp cho đất nước, dù nhỏ hay to, ít hay nhiều thì đều đáng quý" - Thượng úy Nguyễn Sỹ Công chia sẻ.

Nguồn: NVCC

banner-chan-trang-17449889992301219755315-1745023269489-1745023269613288734155-1745107744227-17451077495041102360007.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022