Trả lời:

Quan niệm uống rượu pha huyết động tăng cường sức khỏe, đặc biệt huyết độc lạ càng hiệu quả với sinh lý, là thiếu cơ sở khoa học. Chưa kể việc sử dụng các loại rượu pha huyết động vật độc lạ như rắn, dê, bồ câu, ba ba, hươu, nai... tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng.

Huyết động vật hay máu là chất bổ, chứa nhiều loại đạm (chủ yếu là đạm khó tiêu), một số người không thích ứng với loại đạm này nên thường bị dị ứng, nổi mẩn ngứa, phát ban. Việc pha chế và bảo quản rượu huyết thường không đảm bảo vệ sinh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và lây lan bệnh tật.

Thực tế, huyết động vật rất dễ bị nhiễm trùng và chứa nhiều loại vi khuẩn ký sinh. Ngoài ra, dùng các loại rượu huyết như huyết vịt, chim dễ bị các dịch bệnh như cúm gia cầm; rượu huyết dê, hươu, nai có thể bị dịch lở mồm long móng, liên cầu, tụ cầu...

Đặc biệt với các loài có nọc độc như rắn, khi săn mồi chúng thường sử dụng nọc độc của mình và khi tiêu hoá thức ăn, và cũng tiêu hoá luôn nọc độc và độc tố được hấp thu trở lại vào máu. Pha rượu huyết rắn có chứa nọc độc có thể khiến người uống dễ bị ngộ độc, thậm chí có thể gây tử vong.

Ngoài ra nếu được pha bằng rượu nấu thủ công, rượu chưng cất từ cồn công nghiệp có tỷ lệ độc tố cao. Kẻ cả quy trình sản xuất đảm bảo, bản thân lượng huyết pha vào rượu thường rất nhỏ, khó có thể mang lại tác dụng.

Nhìn chung, việc sử dụng loại rượu huyết luôn đi kèm là luôn tiềm ẩn đến sức khỏe nên cần hết sức cẩn thận. Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa cồn không rõ nguồn gốc xuất xứ. Sử dụng đồ uống có cồn không tốt, dù tiêu thụ trong mức được khuyến cáo, vì vậy bạn nên hạn chế.

462585000-1597032250915024-643-9500-5353-1745199045.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=E1Uw89dMZAgIyYXmQ6Vn0w

Ảnh minh họa: Nguyễn Huyền

Bác sĩ Huỳnh Tấn VũBệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022