Một trong những startup gọi vốn thành công tại tập 9 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 4 là VNG Education 21 với 2 đại diện: Lê Phú Thịnh - Nhà sáng lập và Dương Minh Khánh Lâm – Nhà đồng sáng lập. Cả hai đã mang đến không khí lễ hội Oktoberfest lừng danh của Đức ngay tại "bể cá mập" cùng một dự án liên quan đến đất nước này: đào tạo và xuất khẩu lao động có chuyên môn sang Đức. Theo đó, cả hai đã đến Shark Tank để kêu gọi 3 tỷ cho 10% cổ phần của công ty.

Đại diện startup chia sẻ, dân số Đức già hóa nhanh và vấn đề này diễn ra nhanh hơn sau đại dịch COVID-19. Nhìn lại Việt Nam, startup nhận thấy đất nước mình đang có nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy, VNG Education 21 đã ra đời để làm cầu nối giữa Việt Nam và Đức. "Công ty mang đến giải pháp cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn, có tay nghề tại Việt Nam cho nhà tuyển dụng tại Đức" – nhà sáng lập Lê Phú Thịnh nói.

968a9760-1624847292943642198957.jpg

Trả lời câu hỏi của Shark Bình về việc tại sao lại là Đức mà không phải các nước khác, Phú Thịnh cho biết, startup muốn tập trung vào thị trường Đức trước vì đang có nền tảng công nghệ của một startup tại Đức phát triển. Nền tảng công nghệ này có tên là Fachkraft1. Nền tảng này dựa trên câu chuyện rating và scoring (đánh giá và cho điểm) giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng và đặc trưng của người lao động để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.

Đại diện startup cũng chia sẻ thêm, công ty vừa thành lập năm nay nhưng đã có 500 đơn đặt hàng từ Đức (2/3 là điều dưỡng, những người chăm sóc sức khỏe) thông qua nền tảng Fachkraft1. Đối tượng hiện tại trong năm 2021 mà VNG Education 21 hướng tới sẽ là những anh chị đã có chứng chỉ nghề, dưới 35 tuổi, là những người còn có khả năng học ngôn ngữ.

968a9846-16248472929332125606464.jpg

Từng kinh doanh bên châu Âu nên Shark Hưng rất thấu hiểu câu chuyện nhu cầu cao về tuyển dụng nhân lực tại châu lục này. Shark Hưng chỉ ra rằng, vấn đề chính ở đây nguồn lao động. "Tìm được nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu bên đó, đồng thời thỏa mãn được những yêu cầu về nhập cảnh, về giấy phép lao động, về ngôn ngữ là cả một vấn đề. Tôi cũng có thể đưa vài nghìn người sang châu Âu ngay lập tức nếu bạn có nguồn cung đáp ứng được yêu cầu của bên đó".

Đồng tình với ý kiến của Shark Hưng, Shark Liên cũng hỏi thêm startup giải pháp để đưa được những người có nghề sang Đức. Shark Liên cũng tiết lộ, mình đã ký với Đức 4 năm, đào tạo hàng trăm người nhưng chưa xuất được ai đi.

968a8304-1624847292944882421707.jpg

Vì không thuộc hệ sinh thái mong muốn đầu tư, mô hình doanh nghiệp còn quá sơ khai chưa khẳng định được gì Shark Phú đã tuyên bố không đầu tư. Trong khi đó, Shark Bình đưa ra đề nghị 3 tỷ cho 50%.

Tuy nhiên, sau màn thương thuyết cụ thể, Shark Bình đưa ra đề nghị mới, 49% cho 3 Shark (các Shark sẽ vào cùng một số tiền như nhau), trong đó Shark Liên 17%, Shark Bình và Shark Louis mỗi người 16%.

968a9820-16248455516201336465087.jpg

Sau một thời gian suy nghĩ, VNG Education 21 đưa ra đề nghị 3 tỷ cho 30% cổ phần (mỗi Shark 10%).

Shark Bình đưa ra đề nghị cuối cùng 3 tỷ cho 45%, mỗi Shark 15% và nhà sáng lập đã chấp nhận đề nghị này.

968a9823-1624847292931683746675.jpg
968a9834-1624847292928730341172.jpg

Sau khi gọi vốn thành công, 2 đại diện của VNG Education 21 cũng bày tỏ sự bất ngờ và niềm hạnh phúc khi kêu gọi được 3 Shark cùng nhau đầu tư và cả hai tin đây sẽ là động lực để doanh nghiệp của mình cố gắng hơn nữa.

Quý vị đón xem các tập tiếp theo của Shark Tank Việt Nam mùa 4 vào lúc 20h00 Chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022