- Hiện thân Tổ nghiệp: Gương sáng đức độ
- Hiện thân Tổ nghiệp: Trọn đời với chữ Tâm
-
Hiện thân Tổ nghiệp: Gương sáng đức độ
-
Hiện thân Tổ nghiệp: Trọn đời với chữ Tâm
-
Hiện thân Tổ nghiệp: Gương sáng đức độ
-
Hiện thân Tổ nghiệp: Trọn đời với chữ Tâm
Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú Tấn Nhì
Ông tên thật là Nguyễn Tấn Nhì (sinh ngày 1-10-1936 tại làng Đa Phước, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An, nay thuộc xã Đa Phước, huyên Bình Chánh, TP HCM) đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ ngày 3-1. Theo lời của gia đình, thấy ông có triệu chứng khó thở, người nhà đã đưa vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu, đến chiều được các bác sĩ cho xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên về đến nhà, ông đã qua đời trong sự đau xót của người thân.
Ông là nghệ nhân được phong tặng hai danh hiệu: nghệ nhân dân gian và nghệ nhân ưu tú. Cả đời gắn bó với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, có những đóng góp quý giá trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Ông vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú Tấn Nhì
Từ lâu ngôi nhà của ông tại quận 8, TP HCM trở thành "tụ điểm" đờn ca tài tử. Mỗi cuối tháng vào ngày 18 tháng giêng âm lịch hằng năm, các học trò của ông khắp nơi tụ hội về cùng hòa mình vào những giai điệu âm nhạc dân tộc. "Đó là ngày hội của những học trò của nghệ nhân Tấn Nhì, đếntừ các tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hòa, Sóc Trăng, Long An…Nghệ nhân Tấn Nhìn đã gầy dựng không gian đờn ca tài tử đúng chuẩn mực. Quan điểm bảo tồn, phát huy nghệ thuật của bộ môn này, theo ông chính là tạo được "đất sống" dân dã, tự nhiên cho đờn ca tài tử.
Những tụ điểm một khi đã có bạn tri âm, tâm hồn đồng điệu thì đờn ca tài tử sẽ sống mãi. Chính vì thế ông là người gầy dựng nhiều tụ điểm đờn ca tài tử" – Thạc sĩ Huỳnh Khải nói.
Nghệ nhân dân gian, Nghệ nhân ưu tú Tấn Nhì và nhạc cụ đờn cò
Hành trình mang tiếng đờn, lời ca đi phục vụ đồng bào xây dựng kinh tế mới gắn với những ngày nghệ nhân Tấn Nhì tham gia Đoàn Văn công quận 2 (TP HCM).
Tốt nghiệp Cử nhân luật khoa, 15 năm làm việc trong ngành tư pháp, song hành với việc học chữ, hành nghề luật sư, chơi đờn ca tài tử Nam bộ. Nhờ đã bước qua đại học, học tập bài bản và nghiên cứu, đối chiếu với các nền âm nhạc khác trên thế giới, ông đã tạo lối chơi đờn ca tài tử Nam bộ chuẩn mực. Ông đã viết nhiều sách về công trình nghiên cứu âm nhạc dân tộc và nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
Tang lễ của nghệ nhân Tấn Nhì được tổ chức tại nhà riêng 4X5X đường Hưng Phú, phường 8, quận 8. TP HCM.