embethongtim_1.jpg

Bé và mẹ được thực hiện phương pháp da kề da ngay sau sinh. Ảnh: BVCC.

Hồi đầu tháng 1, sản phụ 28 tuổi (ngụ Đà Nẵng) được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) khi phát hiện thai có bất thường nặng về tim. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải.

Lúc thai được 32 tuần, bất thường tim thai có dấu hiệu trở nặng, nguy cơ tử vong trong bụng mẹ hoặc ngay sau khi được sinh ra.

Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ hội chẩn liên viện khẩn cấp với Bệnh viện Nhi đồng 1 và đi đến quyết định "lịch sử", chưa từng có ở Việt Nam, là can thiệp trong bào thai bán khẩn. Đây là giải pháp phù hợp nhất để cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ.

em_be_thong_tim_thai_2.jpg

Ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng 1, chuẩn bị kỹ trước ca mổ. Ảnh: BVCC.

Thủ thuật lập tức được thực hiện dưới sự phối hợp của bác sĩ 2 bệnh viện. Ê-kíp xuyên thành tử cung, dùng kim tiêm đưa vào buồng thất phải của thai nhi, thực hiện thông tim. May mắn, sau can thiệp, siêu âm kiểm tra thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim.

Sau gần một tháng, thai nhi được 37 tuần tuổi, tim mạch đã cải thiện, sản phụ được lên kế hoạch sinh mổ. Ê-kíp mổ gồm có 16 người, trong đó 4 bác sĩ hồi sức nhi, 3 bác sĩ hồi sức cho mẹ, 5 chuyên viên gây mê, 4 bác sĩ phẫu thuật.

Ở ca sinh đặc biệt này, bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết bé trai đã chào đời “rất ngoạn mục”, như một điều kỳ diệu. Bé khóc rất to, da hồng hào ngay lúc vừa được bác sĩ đưa ra khỏi bụng mẹ.

Sau khi cắt dây rốn, bé cần hỗ trợ thở oxy thời gian ngắn, sau đó bé tự thở khí trời như những em bé bình thường khác. Bé cũng được da kề da (ấp kangaroo) với mẹ.

Ê-kíp hồi sức sơ sinh liên Bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương có mặt tại phòng mổ đã thăm khám và đánh giá sức khỏe kỹ cho bé ngay. Bước đầu ghi nhận sức khỏe trẻ ổn định.

Bé sẽ được chuyển về Bệnh viện Nhi đồng 1 để theo dõi bệnh. Ngày 31/1, các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ siêu âm đánh giá lại tình trạng tim của bé và lên kế hoạch điều trị “dài hơi” cho bé.

em_be_thong_tim_thai.jpg

Bé trai ra đời khoẻ mạnh, nặng 2,9 kg. Ảnh: BVCC.

Sức khoẻ của người mẹ rất tốt, không mất máu nên không cần truyền bù máu trong ca mổ. Chị trò chuyện được với bác sĩ khi hồi sức sau sinh.

"Chứng kiến khoảnh khắc người mẹ rơi nước mắt vì hạnh phúc trên bàn mổ, tất cả chúng tôi rất xúc động. Sự dũng cảm, cương quyết, dám đối mặt của mẹ là nguồn động lực rất lớn cho ê-kíp. Bé chào đời ổn định, an toàn là món quà quý giá nhất của cả ê-kíp", bác sĩ Hải chia sẻ.

Thông tin nhanh khi vừa hoàn thành ca mổ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, cho biết trước ca mổ, các bác sĩ đã hội chẩn và nghĩ đến khả năng bé sẽ phải hỗ trợ thở oxy ngay sau sinh, và chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 1 can thiệp tim thêm.

Tuy nhiên, kết quả siêu âm tại phòng sinh mổ cho thấy dòng máu lưu thông qua đoạn mạch máu bị hẹp trước đó rất tốt. Chỗ hẹp mạch máu ở mức độ trung bình, không cần can thiệp thông tim thêm ở giai đoạn đầu đời.

“Tiên liệu cần can thiệp khẩn sau sinh là không còn chỉ định. Đây là kết quả vượt ngoài mong đợi và là tiền đề để làm những ca tiếp theo. Nếu không can thiệp thông tim trong bào thai, thì không thể có kết quả này”, bác sĩ Hương nói.

Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?

Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022