Yêu cầu con chia sẻ mọi thứ

Cha mẹ yêu cầu con chia sẻ mọi thứ với mình, thậm chí để con thấy tội lỗi nếu che giấu cảm xúc nhưng lại lấy đó để nhạo báng con, cũng góp phần hủy hoại tương lai đứa trẻ. Họ đưa chuyện con kể ra để bàn tán với người thân, hàng xóm mà không hề áy náy. Việc tâm sự nhiều khi cũng giúp phụ huynh có cớ để la mắng, chỉ trích con.

day-con1-17071445380262135439762.jpg

Ảnh minh họa: Brightside

Bắt con cái cùng chia sẻ trách nhiệm

Ở một số gia đình, cha mẹ bắt con cái cùng chia sẻ trách nhiệm. Ví dụ khi thấy bố uống nhiều rượu, đứa trẻ sẽ tin rằng chính vì mình chưa ngoan nên bố phải uống rượu để bình tĩnh lại.

Sau này, trẻ cũng sẽ bị kéo vào những lùm xùm của người lớn, bị bắt phải nghe những than phiền của cha mẹ, làm quen với những tình huống phức tạp và phải học cách đặt mình vào vị trí của cha mẹ, giúp đỡ, khoan dung và an ủi. Trong những trường hợp này, trẻ thường không có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình.

So sánh trẻ với người khác

Đôi khi mục đích so sánh con với những đứa trẻ khác là để kích thích tinh thần cạnh tranh, thúc đẩy trẻ vượt qua giới hạn bản thân để đạt nhiều thành công hơn nữa. Tuy nhiên, không có ai giống nhau hoàn toàn. Mỗi đứa trẻ đều có tài năng, sở thích và khả năng phát triển ở mức độ khác biệt. Nếu phải nhận so sánh, trẻ sẽ trở nên tự ti luôn thấy mình kém cỏi, phát sinh tâm lý oán giận mọi người, cũng như ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ.

Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Điều này dễ dàng lý giải khi một đứa trẻ có năng khiếu âm nhạc, còn đứa khác thì không. Đứa trẻ không có năng khiếu âm nhạc có thể giỏi thể thao hoặc ham đọc sách. Chẳng có đứa trẻ nào tốt hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện. Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải giống với người anh chị em, hoặc con của một người bạn của cha mẹ chúng.

Kỳ vọng quá lớn

Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ không còn muốn nỗ lực nữa vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được.

Đây là kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.

Muốn con thành công nhưng không giúp đỡ

Cha mẹ muốn con thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm như thế nào. Những kiểu phụ huynh này sẽ chỉ vui mừng với thành tích của con mình vì hai lý do. Họ thích khoe khoang thành công của con và việc con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.

Lên kế hoạch cho từng giờ, từng phút của con

Nhiều phụ huynh lên lịch của con kín mít từ học ở trường tới lịch ngoại khóa, học thêm môn năng khiếu... Cả tuần hầu như trẻ không có phút nào nghỉ ngơi. Những đứa trẻ này cảm thấy kiệt sức và về lâu dài không có khả năng chủ động sắp xếp cuộc sống của mình.

Muốn con luôn nghe lời và ở bên cạnh cha mẹ

Trong những gia đình lành mạnh, phụ huynh sẽ giúp trẻ độc lập và tự sống cuộc đời của riêng mình. Nhưng vẫn có nhiều phụ huynh không bao giờ muốn con họ rời đi. Bất kì sự lựa chọn hay chống đối nào đều sẽ bị phớt lờ trong những trường hợp như vậy. Điều họ muốn là những đứa con phải nghe lời và ở bên cạnh họ.

day-con2-17071445381011447073709.png

Ảnh minh họa: Brightside

Khen ngợi thái quá

Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.

Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc.

Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.

dua-tre4-17068662124391941425830-24-0-377-565-crop-1706866225255780553099.jpgNhững đứa trẻ lớn lên bất hiếu thường có 6 biểu hiện khi còn nhỏ, cha mẹ để ý uốn nắn con từ sớm còn kịp

GĐXH - Nếu con của bạn có bất kỳ hành vi nào trong các hành vi dưới đây hãy sửa ngay lập tức, nếu không muốn tuổi già buồn bã, cô quạnh.

ngoai-tinh4-1706523383789195308448-0-0-625-1000-crop-1706523387556427190090.jpg'Vết sẹo' đau đớn khó lành của đứa trẻ chứng kiến cha mẹ ngoại tình

GĐXH - Không ít người lớn cho rằng, ngoại tình chỉ ảnh hưởng đến người bạn đời (trong trường hợp bị phát hiện) mà ít ai để ý điều đó đã tác động tiêu cực như thế nào đối với những đứa trẻ.

Tết Nguyên đán tại một số quốc gia ĐNA

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022