sinh_non.jpg

Bà bầu cần theo dõi những biến chứng bất thường để đảm bảo thai kỳ luôn khỏe mạnh. Ảnh: Bundoo.

Sinh non là tình trạng bà bầu gặp các cơn co thắt thường xuyên, làm mở tử cung và dẫn đến chuyển dạ sớm trong khoảng thời gian sau tuần thai thứ 20 và trước tuần 37 của thai kỳ.

Sinh non càng sớm, nguy cơ sức khỏe của em bé càng lớn. Nhiều trẻ sinh non (thiếu tháng) cần được chăm sóc trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Sinh non cũng có thể khiến trẻ bị khuyết tật lâu dài về thể chất và tinh thần.

Dấu hiệu cảnh báo

Căng cứng bụng thường xuyên (các cơn co thắt), đau lưng liên tục, cảm giác áp lực vùng chậu hoặc vùng bụng dưới và đau quặn bụng nhẹ đều là những dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Một số trường hợp có thể xuất hiện đốm âm đạo hoặc chảy máu nhẹ.

Vỡ ối sớm - chảy nước hoặc rỉ nước liên tục sau khi màng ối xung quanh em bé bị vỡ hoặc rách - cũng là triệu chứng của tình trạng sinh non. Trong khi đó, nhiều người có thể nhận thấy sự thay đổi của dịch tiết âm đạo - dạng nước, giống chất nhầy hoặc có máu.

Theo India Times, sinh non có thể xảy ra do một số nguyên nhân. Phần lớn ca sinh non diễn ra tự nhiên. Đa thai, nhiễm trùng, nhau bong non (tách nhau thai khỏi tử cung), ít nước ối và các bệnh mạn tính như tiểu đường và cao huyết áp đều là những nguyên nhân phổ biến gây sinh non.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không xác định được. Đôi khi, yếu tố di truyền cũng có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ cao gặp phải các tình trạng này.

sinh_non_1.jpg

Căng cứng bụng, đau lưng liên tục có thể là dấu hiệu bất thường trong thai kỳ. Ảnh: Familyeducation.

Biến chứng với trẻ sinh non

Khi so sánh với trẻ bình thường, trẻ sinh non cần được chăm sóc y tế nhiều hơn. Nguyên nhân của sinh non và trẻ được sinh sớm như thế nào xác định mức độ chăm sóc.

Theo Mayo Clinic, trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về hô hấp, khả năng miễn dịch thấp, dễ bị nhiễm trùng, nhiễm virus và vàng da. Trẻ có thể có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết, xuất huyết não hoặc tình trạng khác cần được chú ý đặc biệt. Trẻ sinh non cũng dễ bị nhẹ cân, khó thở, gặp vấn đề về thị lực và các cơ quan kém phát triển. Những trẻ này cũng có nguy cơ cao bị bại não, mất khả năng học tập và các vấn đề về hành vi.

Sinh non có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người mẹ và cũng cần được chăm sóc đặc biệt. Mức độ lo lắng và căng thẳng của người mẹ có thể cản trở khả năng phán đoán và cách chăm sóc em bé của họ. Do đó, sau khi sinh, cả mẹ và con nên được theo dõi trong vài ngày.

Giảm nguy cơ sinh non

Điều quan trọng là bạn phải có lối sống lành mạnh để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

- Tránh thuốc lá, rượu bia: Phụ nữ mang thai cần tránh thuốc lá, hút thuốc lá, thuốc lá điện tử và khói thuốc thụ động. Không uống rượu khi đang cố gắng thụ thai hoặc đang mang thai.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Kết quả mang thai khỏe mạnh thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng tốt. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều axit béo không bão hòa đa (PUFAs) có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non. PUFAs được tìm thấy trong các loại hạt, hạt, cá và dầu hạt.

Các bác sĩ cũng thường khuyến cáo phụ nữ mang thai nên có chế độ ăn uống cân bằng giàu chất sắt và axit folic để tăng cường sự phát triển của thai nhi.

sinh_non_2.jpg

Trẻ sinh non dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe cần được chăm sóc đặc biệt ngay sau khi sinh. Ảnh: Healthprokit.

- Kiểm soát căng thẳng: Giảm căng thẳng bằng cách tập yoga, thiền, năng động, tham gia các nhóm hỗ trợ, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đồng thời xây dựng mối quan hệ lành mạnh với bạn đời, không có bạo lực.

- Cân nhắc thời gian mang thai: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các lần mang thai cách nhau dưới 6 tháng, hoặc cách nhau hơn 59 tháng có thể tăng nguy cơ sinh non. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về khoảng cách thời gian hợp lý giữa các lần mang thai.

- Thận trọng khi sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART): Nếu bạn dự định sử dụng ART để mang thai, hãy cân nhắc số lượng phôi sẽ được chuyển. Mang đa thai có nguy cơ sinh non cao hơn.

- Quản lý các tình trạng mạn tính: Một số bệnh như tiểu đường, huyết áp cao và béo phì làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, nếu bạn mắc những vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra phương pháp kiểm soát mọi tình trạng mạn tính trước khi mang thai.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022