Dưới đây là những cách đơn giản để đối phó với với mẹ chồng thích "độc chiếm" con trai:

Chấp nhận sự thật

Bạn có thể bị sốc vì tính chiếm hữu của mẹ chồng và cách cư xử của chồng bạn. Chồng bạn dường như sẵn sàng làm bất cứ điều gì mẹ chồng nói, và nhiều khi còn bỏ quên cả bạn. Bạn có thể cảm thấy ghen tị vì anh ấy chỉ biết đến mẹ nhưng lại không ngó ngàng gì đến vợ, hoặc luôn luôn đứng về phía mẹ, bất kể mẹ đúng hay sai.

Bạn đừng vì chuyện này mà chán nản, buồn bực, cũng đừng vì chuyện này mà tranh cãi với chồng. Khi bạn cố tranh giành với mẹ chồng, chồng bạn đứng ở giữa sẽ là người khó xử nhất. Thay vì nghĩ chồng yêu mẹ không yêu bạn, hãy nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác lạc quan hơn. 

Nếu chồng bạn yêu mẹ rất nhiều, bạn nên mừng vì đã lấy được một người chồng tuyệt vời, vì anh ấy là người tình cảm. Để chồng bạn được như ngày hôm nay, tất cả là công lao dạy dỗ của mẹ chồng. Mẹ chồng dạy chồng bạn biết cách yêu thương, trân trọng phụ nữ thì sau này, chồng bạn cũng sẽ dạy con yêu thương mẹ như anh ấy từng làm. Nghĩ như vậy, bạn sẽ dễ dàng chấp nhận sự thật và không còn thấy khó chịu với mẹ chồng.

mc1-1665827877435401269314.jpg

Ảnh minh họa

Để mẹ chồng tận hưởng thời gian làm mẹ

Các bà mẹ thường lo sợ rằng họ sẽ mất con trai sau khi con lấy vợ. Nhưng bạn có thể giúp mẹ chồng dễ dàng thực hiện vai trò làm mẹ bằng cách để chồng dành thời gian chất lượng cho mẹ.

Hãy lên lịch một ngày để mẹ chồng và chồng dành thời gian bên nhau, khuyến khích họ đi ăn sáng hoặc ăn tối cùng nhau, và bạn không cần tham gia cùng trong thời gian này.

Nếu hai vợ chồng bạn sống xa nhà bố mẹ chồng, bạn nên khuyến khích chồng gọi điện thoại cho mẹ chồng ít nhất 1-2 lần/tuần. Nếu chồng bạn bận, bạn có thể chủ động giúp chồng gọi điện. Điều này sẽ giúp loại bỏ những bất an của mẹ chồng bạn về địa vị của bà trong lòng con trai.

Cố gắng hiểu mẹ chồng

Việc này có thể vô cùng khó khăn, nhưng bạn phải cố gắng làm được. Bạn phải hiểu rằng trước khi bạn về làm dâu, mẹ chồng có thể coi mình là người phụ nữ duy nhất trong cuộc sống của chồng bạn. bà đã được con trai quan tâm, yêu thương trong nhiều năm, nó đã trở thành một thói quen khó có thể phá bỏ.

Dù thực tế, mẹ chồng biết bạn là con dâu, nhưng có thể trong tiềm thức vẫn coi bạn là người ngoài và bài xích bạn trong vô thức. Nếu mẹ chồng đã không chủ động để bạn dung nhập vào cuộc sống của bà nói riêng, và cuộc sống ở gia đình nhà chồng nói chung, thì bạn phải chủ động làm việc ấy. Mà muốn thực sự trở thành một thành viên trong gia đình nhà chồng, trước tiên bạn phải hiểu rõ về mẹ chồng – bà chủ của gia đình chồng bạn.

Giao tiếp cởi mở

Không ai bắt buộc phải yêu quý mẹ chồng - nàng dâu của mình. Nếu may mắn có quan hệ tốt với mẹ chồng thì bạn rất hạnh phúc.

Nhưng nếu không, thì ít nhất bạn có thể cố gắng cư xử hòa nhã với mẹ chồng. Nếu có căng thẳng giữa bạn và mẹ chồng, hãy hỏi bà xem bạn có thể làm gì để xoa dịu mối quan hệ. Việc nói chuyện trực tiếp này sẽ khiến bà ấy có thể chia sẻ nhiều điều hơn.

Bạn có thể phải cất cái tôi đi để chủ động nói chuyện cởi mở với mẹ chồng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải để bà ấy thiếu tôn trọng bạn, mà chỉ là bạn thực hiện bước đầu tiên và chủ động lắng nghe. Rất nhiều hiểu lầm xảy ra là do chúng ta không giao tiếp cởi mở.

Mở rộng các mối quan hệ cho mẹ chồng

Đa phần các bà chồng muốn độc chiếm con trai nghiêm trọng đều là những người không có quan hệ rộng. Chính vì có ít mối quan tâm nên toàn bộ tâm trí của họ đều dồn hết cho gia đình, đặc biệt là con trai. 

Hãy giúp mẹ chồng của bạn phân tán bớt sự tập trung lên con trai, bằng cách mở rộng thêm mối quan hệ cho mẹ chồng. Mà mối quan hệ đầu tiên, phải bắt đầu từ bạn. Bạn hãy cố gắng để trở thành một người bạn của mẹ chồng, hiểu bà và giúp bà có thêm những người bạn khác.

thumb-anh-1665737053374610035166-1665737059567203650257.jpgGọi cả bạn bè lẫn họ hàng xông vào phòng ngủ của gia đình để bắt quả tang chồng ngoại tình

GiadinhNet - Khi phát hiện ra chồng dẫn bồ về chính nhà mình hú hí, vợ quyết định trừng trị thẳng tay.

Quy tắc dạy con đáng để học hỏi của gia đình giàu nhất châu Á

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022