Tiết kiệm từng đồng lo cho em chồng

Bà Lưu Bảo Cần sinh ra ở làng Song Liêu, Tứ Bình (Cát Lâm, Trung Quốc). Năm 1981, bà Cần lấy chồng. Mẹ chồng bà đã qua đời nhiều năm, trong nhà còn bố chồng, hai em trai 18 và 8 tuổi, cùng một em gái 16 tuổi. Cả 3 người em đều đang tuổi ăn học.

Gia đình chồng nghèo khó nhưng bà Cần không hề phàn nàn mà rất quan tâm, quý mến mọi người. Nhiều năm về nhà chồng, bà chăm sóc, nuôi nấng các em như một người mẹ, thông tin từ QQ .

Em gái chồng khi đó học hành khá giỏi. Bà Cần đã tiết kiệm từng đồng, làm việc chăm chỉ, gom góp khắp nơi để có tiền đóng học phí cho em gái chồng. Sau nhiều năm cố gắng, em gái chồng cũng có thành tích đáng kể, hiện là một giáo viên giỏi.

condau-copy-1375-1720442254087-1720442254316362350151.jpg

Bà Lưu Bảo Cần 43 năm tần tảo, hết lòng với nhà chồng. Ảnh: QQ

Em trai út của chồng bị mắc chứng động kinh, nên bà Cần luôn quan tâm đặc biệt đến người này. Một lần, em út đi học về, người đầy bụi bẩn, vừa khóc vừa nói mình bị bắt nạt: "Các bạn cùng lớp nói em không có mẹ".

Bà Cần rất tức giận, liền vác bụng bầu 8 tháng đến nhà người bạn cùng lớp của em chồng để lý luận. Từ đó trở đi, không ai dám bắt nạt em chồng bà Cần nữa.

Khi người em này học lớp 4, cô giáo yêu cầu viết một bài văn tả về mẹ. Cậu đã mô tả chị dâu. Ở cuối bài, cậu viết: "Đó là chị dâu, không phải là mẹ tôi, nhưng chăm sóc tôi như một người mẹ". Bà Cần hết sức xúc động khi đọc được bài văn.

  • nuoi-con1-17199054011131771722403-0-0-750-1200-crop-1719905414483568966527.jpg

    Cách cha mẹ giúp con vượt qua nỗi sợ thất bại, kỹ năng mềm quan trọng để con thành công trong tương laiĐỌC NGAY

Năm em chồng được 16 tuổi, căn bệnh động kinh ngày càng nặng. Vợ chồng bà Cần đã đưa em đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ, gần xa để chữa trị.

Phản ứng não bộ của em ngày càng chậm, cử động cũng chậm chạm hơn, thường xuyên không tự chủ được việc tiểu, đại tiện. Việc ăn uống cũng cần người chăm sóc.

Bà Cần chăm sóc em chồng không quản mệt mỏi. Ngày ngày bà đút thức ăn, vệ sinh cá nhân cho em, chăm sóc suốt nhiều năm trời. Tháng 7/2023, em trai út của chồng đã ra đi thanh thản ở tuổi 50.

Cha chồng thương con dâu như con ruột

Cha chồng của bà Cần không bệnh nặng nhưng sức khỏe yếu, không làm được việc nặng nhọc. Càng lớn tuổi, đầu óc của cụ càng kém minh mẫn.

Suốt nhiều năm, bà Cần cũng một tay chăm sóc bố chồng, lo từng bữa ăn. Năm 2008, bố chồng bà Cần qua đời, hưởng thọ 86 tuổi.

Trước khi mất, cụ ông nắm chặt tay con dâu, tỏ lòng biết ơn con đã vất vả vì gia đình chồng suốt mấy chục năm qua. Cụ ông cũng cho biết từ lâu đã coi con dâu như con gái ruột.

Mùa đông năm 2010, người chú thứ ba của bà Cần đột nhiên mang theo hành lý đến thăm và xin nương nhờ cháu gái. Người chú nói mình đã ngoài 60 tuổi, không có con cái, lại bị gãy tay, tai biến nhẹ, nên không ai thuê làm việc.

Nhiều người khuyên bà Cần nên đưa chú vào viện dưỡng lão, nhưng bà vẫn quyết định giữ người chú ở lại nhà mình để chăm sóc. Người chú đã ở nhà bà Cần, được bà chăm sóc tận tình, chu đáo suốt từ đó đến tận bây giờ.

Trong suốt 43 năm qua, bà Cần luôn dùng tình yêu và lòng vị tha của mình để chăm sóc người thân. Câu chuyện của bà được nhiều người biết đến. Dân làng rất xúc động và ngưỡng mộ tấm lòng tốt đẹp của người phụ nữ tảo tần.

Nói về chị dâu Cần, em gái chồng xúc động cho biết: "Từ khi chị dâu về nhà tôi, chúng tôi không bao giờ phải đi chân đất nữa. Chị tích cóp tiền, mua sắm quần áo cho chúng tôi, trong khi chị không dám mua bộ đồ nào cho mình.

Chị còn cho tiền để anh trai tôi xây nhà, cưới vợ. Nếu không có chị dâu, chúng tôi không thể có ngày hôm nay. Chúng tôi coi chị như mẹ và biết ơn chị cả cuộc đời này”.

day-con3-17198943605482082354344-0-29-280-477-crop-171989436781979980771.jpg8 cách dạy con cha mẹ tưởng tốt nhưng lại vô cùng độc hại khiến trẻ mất tự tin, tổn thương lòng tự trọng

GĐXH - Nhiều phụ huynh thực hiện các chiến lược mà họ tin là sẽ xây dựng cho con sự tự tin. Tuy nhiên, trong những chiến lược đó có thể gây tác dụng ngược, khiến trẻ giảm tự tin và lòng tự trọng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022