VNE-Clam-8401-1714534753.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_at_BAdmsNHgfJos4PwmhA

Hai mảnh vỏ của con ngao 507 năm tuổi. Ảnh: Science Nordic

Năm 2006, ở ngoài khơi Iceland, một con ngao đại dương quahog khổng lồ (Arctica islandica) được kéo lên từ đáy biển. Tương tự phương pháp đếm số vòng cây để xác định niên đại của cây, có thể đếm số đường vân sinh trưởng trên vỏ ngao để ước tính tuổi thọ của chúng. Năm 2007, các nhà khoa học sử dụng phương pháp này và kết luận con ngao đã sống hơn 405 năm, biến nó thành động vật thân mềm sống lâu nhất từng được ghi nhận, theo IFL Science.

Mỗi năm, vỏ ngao biển phát triển thêm một lớp mới vào mùa hè, khi nước biển ấm hơn và nguồn thức ăn dồi dào hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khi vỏ ngao bị tách đôi, các nhà khoa vẫn có thể đếm số đường vân, qua đó tính độ tuổi. Tuy nhiên, kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon sau đó hé lộ con ngao thậm chí còn lớn tuổi hơn, chính xác là 507 năm. Nhiều khả năng nó ra đời vào khoảng năm 1499 và có biệt danh là "Minh" do bắt đầu sự sống trong thời kỳ nhà Minh trị vì ở Trung Quốc.

Ngao quahog thường sống lâu hơn 100 năm tuổi dù là loài đánh bắt thương mại. A. islandic có thể sống lâu như vậy nhờ tiêu thụ rất ít oxy. Khi động vật có tốc độ trao đổi chất cực chậm, chúng sẽ trải qua tuổi thọ rất dài, theo nhà sinh vật học hải dương Doris Abele.

Trừ oxy hóa axit nucleic, mức độ tổn thương của A. islandica không thay đổi theo tuổi tác, chứng tỏ khả năng duy trì tế bào xuất sắc. Tương quan giữa oxy hóa axit nucleic và tuổi tác từng được chứng minh ở nhiều tổ chức sinh vật khác. Không may là con ngao từng sống qua thời kỳ Cải cách và Khai sáng ở châu Âu chết vào năm 2006 do bị các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bangor, Anh, đặt vào tủ lạnh.

An Khang (Theo IFL Science)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022