Cá thể gấu vừa cứu hộ được nuôi hợp pháp trong một hộ gia đình ở phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên từ năm 2001. Gấu được gắn chip xác minh nguồn gốc từ năm 2005 và gắn mới chip vào năm 2019.

Sau 23 năm, chủ nuôi tự nguyện chuyển giao và làm đơn hiến tặng cho nhà nước, nguyện vọng đưa về Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Khám sức khỏe ban đầu cho thấy gấu vẫn bình thường, chỉ bị chai sần bàn chân và răng bị mảng bám. Cá thể gấu trên là gấu ngựa cái, khi đưa về Trung tâm, được đặt tên là Cresent (Trăng lưỡi liềm).

5781d268-1d26-45a0-9387-22590b-9069-2646-1723101968.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=m6A2DjPBGe3PWTsK0jSO1A

Cá thể gấu được giải cứu sáng 8/8 ở Vĩnh Phúc. Ảnh: NT

Gấu đen châu Á (gấu ngựa) còn được gọi là gấu mặt trăng, bởi mỗi cá thể gấu đều có một viền yếm (mảng lông) trắng hoặc vàng hình trăng lưỡi liềm trước ngực.

Theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam, chỉ còn khoảng 300 cá thể gấu đang bị giam cầm trong các trại nuôi nhốt gấu trên cả nước.

Tại các trại gấu, chúng bị nhốt suốt đời trong các lồng cũi chật hẹp và bị chọc kim vào túi mật. Chúng bị tổn thương cả về sức khỏe và tâm lý. Có rất nhiều cá thể gấu đã bị tàn tật sau khi được cứu hộ, những cá thể này sẽ không sống được nếu thả về tự nhiên. Ngoài tự nhiên, loài gấu có thể sống được 30-35 năm.

Việt An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022