Ban tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (Vifotec), cho biết năm 2024 có 128 công trình tham gia, có 42 nghiên cứu tiêu biểu thắng giải. Trong số này có 5 giải nhất được trao thưởng trị giá 80 triệu đồng/giải, 9 giải nhì (60 triệu đồng/giải), 13 giải ba (40 triệu đồng/giải) và 15 giải khuyến khích (20 triệu đồng/giải).

giai-nhat-1748442336-174844236-2190-2669-1748442881.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=R9kjB-Vx-fpvVhpx4lzO-Q

Các tác giả nhận giải nhất. Ảnh: Nguyễn Hòa

Theo đó 5 giải nhất gồm:

Lĩnh vực Cơ khí Tự động hóa thuộc về "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đạn xuyên cháy - vạch đường 23 x 152 mm (kiểu Ƃ3T)" của Trung tá, Thạc sĩ Hoàng Kim Thành, Thiếu tá, Thạc sĩ Hứa Minh Thành, Đại úy, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiếu và các cộng sự Nhà máy Z113 - Tổng cục CNQP, BQP.

Lĩnh vực Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới trao cho công trình: "Thiết kế bộ hoàn thiện giếng trong công tác sửa chữa giếng dầu khí có điều kiện phức tạp của kỹ sư Nguyễn Quốc Hưng, TS Nguyễn Văn Khương, Thạc sĩ Đinh Trọng Huy và các cộng sự Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác dầu khí dự án 01 &02 (PVEP Blocks 01 & 02) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Lĩnh vực Công nghệ vật liệu thuộc về "Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phóng một gốc thuần hóa cho đạn cao xạ 23 mm (ZU-23) và đạn 30 mm hải quân (AK-630) của Trung tá. TS Phạm Quang Hiếu - Viện Thuốc phóng Thuốc nổ - Tổng Cục CNQP, Bộ Quốc phòng.

Lĩnh vực Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thuộc về công trình: "Giải pháp tuần hoàn nhựa PET đã qua sử dụng tái chế PET " Bottles-to-Bottles" của Thạc sĩ Huỳnh Ngọc Thạch, Kỹ sư Đại Trung Quân, Lê Văn Ty, Công ty CP Nhựa Tái chế Duy Tân, TP HCM.

Lĩnh vực Công nghệ Thông tin, Điện tử, viễn thông thuộc về công trình: "Hệ thống thiết bị bảo mật đường truyền thế hệ mới cho mạng thông tin vệ tinh của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Liên, Thạc sĩ Nguyễn Văn Tú; TS Phạm Mạnh Tuấn; Thạc sĩ Nguyễn Văn Giang - M2 - Ban Cơ yếu Chính phủ.

giai-ba-1748442574-1748442590-1665-1748442882.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VBLBGYUOW0bBe8vr0ODGeA

Các tác giả công trình nhận giải ba. Ảnh: Nguyễn Hòa

Tại lễ trao giải Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định đánh giá, nhiều công trình đoạt giải thời gian qua đã được ứng dụng trong thực tiễn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đã phát triển được nhiều công nghệ cao, xây dựng hệ thống an ninh mạng hiện đại, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ông Định mong muốn các nhà khoa học, chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng như những cá nhân đam mê sáng tạo trong cả nước tiếp tục tham gia giải thưởng. Theo đó năm 2025 Giải tập trung vào sáu lĩnh vực công nghệ trọng điểm: Cơ khí tự động hóa; Công nghệ Vật liệu; Công nghệ Thông tin, Điện tử và Viễn thông; Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống; Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên; Công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới.

Giải thưởng Vifotec do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương đoàn Trung ương Đoàn TNCS HCM phối hợp tổ chức thường niên từ năm 1995. Qua 29 năm triển khai đã có 3.252 công trình tham gia và 1.116 công trình đoạt giải.

Bảo Chi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022