474465487-1036531168507882-538-3976-1120-1737547135.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gfzBAS7fBkO6VZPQ_McywQ

Hàng năm, gia đình Hà Tăng đều trang trí nhà cửa theo phong cách truyền thống Nam bộ và gói bánh chưng để tạo không khí Tết. Trưa 22/1, Tăng Thanh Hà tiết lộ khoảnh khắc cả nhà quây quần trong phòng khách, nơi vừa được biến thành studio tại gia với phông đỏ, cây nêu, pháo đỏ, bàn tre nứa. Ngọc nữ màn ảnh Việt một thời cùng người thân tự gói bánh chưng, cho các con là Richard, Chloe và Mason trải nghiệm không khí Tết xưa.

Thay vì gói bánh tét như nhiều gia đình ở miền Nam, nhà Hà Tăng có thói quen ăn và gói bánh chưng như ngoài Bắc. Để gói dễ dàng và tiết kiệm thời gian, cô sử dụng khuôn gỗ. Các con Hà Tăng được mẹ giao cho một số nhiệm vụ nhỏ, chủ yếu để làm quen với các công đoạn gói bánh. Con trai lớn Richard và em gái Chloe tập lau và cắt lá theo kích thước mẹ hướng dẫn, còn cậu út Mason dùng tay bóp nghiền đỗ.

tang-thanh-ha-goi-banh-chung-1737536492.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=51lFTTdcAcGaCMbhl_6L_Q
Tăng Thanh Hà gói bánh chưng

Tăng Thanh Hà gói bánh chưng tại nhà. Video: IGNV

Hiện nay, ngày càng có nhiều gia đình tự gói bánh chưng để vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa giữ gìn nét văn hóa truyền thống của người Việt. Bạn có thể tự chọn các loại nguyên liệu ngon, từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong... như ý.

Rửa và xếp lá là công đoạn đầu tiên, sau đó chần lá với nước sôi để diệt nấm mốc và phơi thật khô. Tùy vào thời tiết dịp Tết mỗi năm, nếu trời ấm thì cần 10 lá để bảo quản bánh được lâu hơn còn khi trời lạnh, chỉ cần 6 lá. Theo kinh nghiệm của người xưa, nên chọn lá dong nếp gói bánh sẽ thơm và dai chắc hơn. Lạt buộc cũng cần phải tuyển chọn, tốt nhất là lạt chẻ từ cây giang bánh tẻ, có độ mềm dẻo.

Gạo nếp gói bánh chưng ưu tiên chọn nếp cái hoa vàng bởi hạt đều, bóng đẹp, dẻo thơm. Gạo nếp được đãi sạch tới khi nước trong để trôi hết bụi cám, bánh sẽ trong và bảo quản được lâu. Bạn có thể ngâm nếp qua nước tro để nếp mau chín và trong hơn khi luộc.

Screen-Shot-2025-01-22-at-18-5-4050-3636-1737547135.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M30L3o-xQaHgCU37Pg3qtg

Tăng Thanh Hà và các con gói bánh chưng tại nhà.

Nên chọn đỗ xanh còn vỏ bùi thơm hơn, ngâm vài tiếng rồi đem đãi sạch, xả nước lại cho tới khi trong là được. Đổ đỗ ra rá cho ráo nước, xóc chút muối hạt cho đậm vị rồi nấu chín, đánh nhuyễn và nắm lại thành từng viên tròn to. Thịt gói bánh cũng phải là loại mỡ có nạc hoặc ba chỉ nhiều mỡ để bánh không khô, tẩm ướp gia vị như muối, tiêu.

Theo kinh nghiệm dân gian, tốt nhất nên dùng nồi tole để nấu bánh, chất liệu này tạo môi trường kiềm để bánh có màu xanh hơn. Sau đó, xếp bánh vào nồi, đổ nước lạnh để luộc và tiếp nước sôi khi gần cạn, không tiếp nước lạnh vì dễ làm bánh bị lại gạo. Luộc xong, vớt bánh chưng, bạn cần phải ép nước để bánh khô, ngon. Bánh tét không cần ép nước nhưng phải rửa qua nước lạnh và dùng tay lăn tròn bánh để bớt nước bên trong.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên nhà Hà Tăng. Phần lớn bánh do gia đình cô tự gói hoặc bạn bè gói tặng. Mâm cơm dịp Tết nhà hào môn thường có bánh chưng ăn kèm củ kiệu hành muối, dưa món, giò bò.

142096057-213114950546506-4192-1244-6955-1737547135.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ivx-ZPtys-Wirmq-pnqoxQ

Mâm cỗ tất niên ở nhà Hà Tăng.

Hà Nguyên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022