GĐXH – Đây là loại rau gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt. Ngoài việc dùng để chế biến món ăn ngon như dưới đây, rau gia vị này còn được dùng như cách ‘lấy may’ ngày đầu năm mới.
Súp gà
Súp gà là một phương thuốc y học cổ truyền để chữa các bệnh như cúm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thành phần trong súp gà có thể làm giảm viêm, tăng cường hỗ trợ miễn dịch khi chống lại nhiễm trùng cúm.
Khi bị cúm, bạn nên chọn những món súp có chứa protein, rau không chứa tinh bột và carbohydrate. Có thể cho một ít rau và thịt gà cắt nhỏ vào nước dùng có hàm lượng natri thấp.
Tăng cường món ăn dùng tỏi
Tỏi rất hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm vì có chứa nhiều allicin, hợp chất sulfur… Ngày nay, một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể hữu ích trong việc giúp chống lại bệnh cúm. Một nghiên cứu đã cho 146 tình nguyện viên khỏe mạnh bổ sung tỏi hoặc giả dược trong 3 tháng. Nhóm ăn tỏi có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 63%.
Ăn tỏi giúp cho các triệu chứng mà người bị cúm hay gặp phải là ho, nghẹt mũi cải thiện đáng kể. Ngoài ăn sống, mọi người có thể bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách kết hợp với các thực phẩm khác. Bổ sung tỏi có giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cúm và giúp hồi phục nhanh hơn. Trường hợp ho khan, viêm họng, bạn cũng có thể uống một chút nước dấm tỏi pha loãng.
Bạn có thể chế biến một món là tỏi ngâm chua ngọt. Theo đó, chuẩn bị khoảng 3kg tỏi, 0,5 lít dấm trắng; 1 lít dấm gạo; 300gr đường phèn; 300gr đường trắng và 300ml rượu trắng, muối.
Sau khi đã làm sạch tỏi, bóc hết phần vỏ ngoài, bạn rửa sạch với nước rồi để ráo nước. Tiếp đó, đun ít nước đun sôi để nguội, đổ muối vào khuấy tan, cho tiếp đường, tỏi vào và dùng đĩa sạch đè lên để tỏi ngập hoàn toàn trong nước muối. Ngâm khoảng 3 tiếng rồi vớt tỏi ra, cho tỏi khô.
Tiếp tục đun hỗn hợp đường, giấm cho tan, để nguội rồi dùng ngâm tỏi. Cuối cùng bạn cho tỏi vào lọ thủy tinh sạch, đổ dấm chua ngọt đã nguội vào cho ngậm, đổ tiếp chút rượu trắng vào và đậy kín. Tỏi ngâm chua ngọt sẽ có thể dùng ngon sau khoảng nửa tháng.
Món ăn bổ sung gia vị gừng
Một số loại gia vị và thảo mộc có thể có lợi khi bị cúm, trong đó có gừng. Trong các nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất gừng có đặc tính kháng khuẩn, trong khi chất curcumin, một hợp chất tự nhiên trong nghệ, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.
Gừng được dùng làm vị thuốc giải cảm, chống cúm hiệu quả. Mọi người có thể làm cháo gừng với gừng tươi khoảng 30g, gạo tẻ 60 – 80g. Gạo vo sạch nấu cháo, gừng thái lát cho vào khi cháo chín, thêm đường trắng là được. Món này nên ăn nóng sẽ tốt với người bị cảm cúm hay cảm lạnh, viêm khí phế quản.
Canh rau củ hầm thịt
Khi bị cúm cần ăn những thức ăn dễ tiêu. Canh là món ăn dễ tiêu hóa, nhiều dưỡng chất. Bạn có thể chế biến món canh hầm rau củ với nguyên liệu đa dạng từ các loại củ quả, thêm gà, bò, lợn… Một bát canh nóng với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp cho tình trạng bệnh cải thiện nhanh chóng, làm dịu đi những cơn rát ở vùng họng.
GĐXH - Với người tiểu đường, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng để duy trì mức đường huyết ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trong ngày Tết, trong cách ăn uống của người tiểu đường càng cần chú ý hơn để đảm bảo an toàn.
GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, khung giờ đẹp cúng lễ Tết Thần Tài, ngày vía Thần Tài có 3 khung giờ dưới đây. Mọi người có thể tham khảo để mang vào bạc vào nhà ngày mùng 10 tháng Giêng năm 2025 Ất Tỵ.