GĐXH - Toàn tỉnh Hòa Bình có tổng cộng 1.482 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở với 4.459 thành viên (trong đó có 1.482 tổ trưởng, 1.482 tổ phó và 1.495 tổ viên). Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với lực lượng này từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng.
Tiêu chí thành lập, số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại Vĩnh Long
Theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Vĩnh Long, tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí ở ấp, khóm, khu thuộc xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Mỗi ấp, khóm, khu thành lập 1 tổ bảo vệ an ninh, trật tự, gồm có Tổ trưởng, Tổ phó và Tổ viên.
Đối với ấp có từ 350 hộ gia đình trở lên; khóm, khu có từ 500 hộ gia đình trở lên: Bố trí 5 thành viên/1 tổ, gồm 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó và 3 Tổ viên.
Đối với ấp, khóm, khu còn lại không thuộc mức nêu trên: Bố trí 3 thành viên/1 tổ, gồm 1 Tổ trưởng, 1 Tổ phó và 1 Tổ viên.
Toàn tỉnh Vĩnh Long có 752 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hơn 3.000 thành viên
Toàn tỉnh Vĩnh Long thành lập 752 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với trên 3.000 thành viên.
Số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phụ thuộc vào quy mô dân số, hộ gia đình.
Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
Thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng như sau:
Tổ trưởng hưởng 1.400.000 đồng/người/tháng.
Tổ phó hưởng 1.300.000 đồng/người/tháng.
Tổ viên hưởng 1.200.000 đồng/người/tháng.
Tỉnh Vĩnh Long thành lập 752 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với hơn 3.000 thành viên. Ảnh minh hoạ
Với số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nêu trên tại Vĩnh Long, mỗi tháng phải chi hơn 3,8 tỷ đồng để duy trì mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng.
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyên, bảo hiểm y tế
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bằng 50% mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện mức thấp nhất.
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bằng 50% mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc đã được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật thì không được hưởng chế độ hỗ trợ tương ứng theo quy định nêu trên.
Hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn đối với người tham gia Tổ bảo vệ an ninh, trật tự chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch hoặc được điều động, huy động thực hiện nghĩa vụ của cấp có thẩm quyền.
Người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ thì được hỗ trợ thanh toán 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức tiền ăn là 42.000 đồng/người/ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Mức hỗ trợ tiền tuất, mai táng phí
Trợ cấp đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn, bị chết khi thực hiện nhiệm vụ
Trường hợp bị tai nạn thì trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hằng ngày, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện theo quy định như đối người tham gia Tổ bảo vệ an ninh, trật tự chưa tham gia bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, kế hoạch hoặc được điều động, huy động thực hiện nghĩa vụ của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động:
Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần. Mức trợ cấp được quy định như sau: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 9.000.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng 900.000 đồng.
Bị suy giảm khả năng lao động trên 31% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 540.000 đồng, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng.
Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp 1 lần tiền tuất bằng 64.800.000 đồng, người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 18.000.000 đồng.
Các trường hợp bị tai nạn, chết quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP không được hưởng chế độ trợ cấp quy định như vừa nêu trên.
GĐXH - Các Nghị quyết của HĐND tỉnh Khánh Hòa quy định chi tiết về tiêu chí thành lập, số lượng thành viên và các chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn.