GĐXH - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất mức trợ cấp lao động mới, người nghỉ hưu sẽ nhận 2 tháng lương thay vì nửa tháng như hiện tại...
Theo thông tin từ Chinhphu.vn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đáng chú ý là nội dung về cải cách tiền lương.
Liên quan đến cải cách tiền lương, Bộ trưởng khẳng định đã bố trí đủ nguồn triển khai đồng bộ 6 nội dung theo Nghị quyết số 27 của Trung ương.
Ảnh minh họa
Trong đó, mức lương thấp nhất của khu vực công sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp.
Điều này, một mặt góp phần cải thiện đời sống, đồng thời, hạn chế tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư; tạo động lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ…
Thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm từ ngày 1/7/2024, dự kiến phương án được trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Về nguồn tài chính, thời gian qua, ở Trung ương đã tiến hành sắp xếp, giảm 17 cấp tổng cục; giảm 8 cục, 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; còn ở địa phương giảm được 7 sở, 6 tổ chức hành chính khác, qua đó góp phần tinh giản biên chế - cơ sở tạo nguồn cải cách tiền lương.
Từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng, qua đó mức lương cao nhất của công chức là 14,4 triệu đồng/tháng; mức thấp nhất là 2,43 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, lương tháng tối thiểu dành cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp ở vùng I hiện là 4,68 triệu đồng; vùng II 4,16 triệu, vùng III 3,64 triệu và vùng IV là 3,25 triệu đồng.
Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ chất vấn lĩnh vực nội vụ, cùng với các lĩnh vực tư pháp; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán, sẽ bắt đầu từ sáng ngày 7/11.
Ngoài nội dung nói trên, về việc thẩm tra về cải cách chính sách tiền lương, các cơ quan của Quốc hội nhận định, việc cải cách tiền lương đã được tích cực triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ.
Trong đó đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non, tiểu học với việc hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác.
Ngoài lương, giáo viên mầm non còn có phụ cấp ưu đãi, phụ cấp tính theo thâm niên, phụ cấp thu hút, trợ cấp lần đầu, trợ cấp 1 lần khi chuyển công tác với giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cũng cho rằng, việc cải cách tiền lương vẫn chưa bảo đảm tiến độ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW. Mức lương của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm ban hành chính sách này.
GĐXH - Trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất sửa đổi và điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.