Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố kế hoạch thi Đánh giá năng lực năm 2025.

Theo đó, từ năm 2025 đợt thi được diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 và phục vụ 85.000 lượt thi/năm theo dạng thức bài thi mới.

Phần thi bắt buộc gồm Toán học và Xử lí số liệu: Gồm 50 câu hỏi, thí sinh làm bài trong 75 phút (với 35 câu ở dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án). Nội dung thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Văn học - Ngôn ngữ: Gồm 50 câu trắc nghiệm, thí sinh làm bài trong 60 phút. Các câu hỏi sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật.

ky-thi-danh-gia-nang-luc-1724318337099249499005.jpg

Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement – HSA.

Phần thi tự chọn gồm Khoa học (chọn 3 trong 5 chủ đề Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý) hoặc Tiếng Anh (cho các ngành đào tạo Ngoại ngữ): Thí sinh tuỳ chọn một trong hai với thời gian làm bài 60 phút. Với phần Khoa học, thí được chọn ba trong 5 chủ đề là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Mỗi chủ đề có 17 câu hỏi (trong đó có một câu thử nghiệm). Phần lựa chọn tiếng Anh gồm 50 câu trắc nghiệm được thiết kế để tuyển sinh các ngành đào tạo Ngoại ngữ.

Dạng thức và câu hỏi thi, đề thi được điều chỉnh phù hợp với Chương trình GDPT tổng thể ban hành năm 2018 không gây xáo trộn việc dạy và học bậc THPT; thay đổi về chất lượng câu hỏi thi ĐGNL học sinh.

Điểm bài thi được tính dựa trên tổng số câu trả lời đúng, các câu trả lời sai không bị trừ điểm. Trong bài thi chính thức, điểm đạt được trên máy sẽ hiện ra sau khi thí sinh kết thúc các phần thi. Thí sinh có thể sử dụng đề thi tham khảo để quen với dạng thức bài thi, ôn tập bổ sung kiến thức, kỹ năng và luyện tập cách kiểm soát thời gian khi làm bài cho bài thi chính thức năm 2025.

Kỳ thi ĐGNL năm 2025 dự kiến sẽ được tổ chức thi tại các tỉnh thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng...

Cổng đăng ký dự thi ĐGNL tiếp nhận thí sinh đăng ký tối thiểu trước 30 ngày kể từ đợt thi đầu tiên của năm. Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 ca thi liền kề cách nhau 28 ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.

Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội là gì?

Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức bởi Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội được gọi là Highschool Student Assessement – HSA. Kỳ thi nhằm mục đích đánh giá đúng năng lực, kiến thức, kỹ năng của học sinh THPT và phục vụ cho công tác xét tuyển ĐH-CĐ của các trường.

Với nội dung bao hàm nhiều nhóm kiến thức, đề thi giúp hạn chế tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh và đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện nhất.

Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 dự kiến được giữ ổn định như năm 2023. Đặc biệt, từ năm 2025, kỳ thi dự kiến sẽ áp dụng thêm môn Ngoại ngữ để đảm bảo xét tuyển cho các trường, xây dựng thêm bài thi ĐGNL tuyển sinh vào các ngành Khoa học sức khoẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022