Tính đến ngày 13/9, theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có trên 40.000 cây đổ và cành gãy (số liệu này vẫn chưa đầy đủ, do một số quận, huyện chưa có báo cáo cụ thể).

Trong đó, có 13.615 cây xanh đô thị (cây trồng trên hè, phố, đảo giao thông, dải phân cách, nơi công cộng khác... do thành phố quản lý theo phân cấp) bị gãy, đổ (10.589 cây đổ, bật gốc; 3.069 cây bị gãy cành, cây gãy ngọn). Hơn 26.300 cây do cấp quận, huyện, thị xã quản lý và cây xanh trong các khu đô thị gãy, đổ.

base64-1726215403465531023120.jpeg

Cây cổ thụ bật gốc trên phố Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, TP Hà Nội) sau bão số 3.

Đến chiều tối 12/9, vẫn còn gần 7.000 cây xanh gãy, đổ chưa được thu dọn, xử lý. Báo cáo cũng nêu, đã có 3.082 cây trồng lại (250 cây đã dựng lại, 2.600 cây đã cắt tán chờ dựng lại và 232 cây chưa cắt ngọn để trồng lại)...

Hiện nay, công tác giải tỏa để đảm bảo an toàn giao thông cơ bản đã hoàn thành, đồng thời đã rà soát, phân loại các cây xanh yếu chuyển về vườn ươm chăm sóc, chuẩn bị nơi tập kết củi gỗ.

base64-1726215403502913864637.jpeg

Công nhân dọn dẹp cây đổ, cắm lại biển báo giao thông trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội).

Liên quan đến công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mặc dù đã có dự báo và thành phố chuẩn bị mọi phương án ứng phó nhưng thiệt hại về tài sản, đặc biệt là hệ thống cây xanh là rất lớn, bởi bão số 3 lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây đổ bộ vào thành phố.

Ông Tuấn đề nghị Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan tập trung cao độ xử lý, khắc phục hệ thống cây xanh bị gãy đổ, đặc biệt tại các công viên, khu đô thị. Cần huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

base64-17262154035321781155890.jpeg

Dự kiến trước 20/9 các cơ quan chức năng sẽ thu dọn hết cây xanh gãy đổ trên địa bàn TP Hà Nội.

Phó Chủ tịch Hà Nội cũng đề nghị chuẩn hóa số liệu thống kê thiệt hại về cây xanh, trong đó phân loại cây nào là cổ thụ, cây nào có thể trồng lại, cây nào phải mang đi ươm trồng… cho hiệu quả. Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ trên địa bàn thành phố; thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố là “cứu” tối đa các cây, với dự kiến có khoảng 3 nghìn cây có thể “cứu” (trong đó có 100 cây quý hiếm).

Sở Xây dựng cũng như các đơn vị liên quan sau khi cắt gọn cây xanh bị gãy, đổ, cần tiếp tục dọn dẹp, bảo đảm trước ngày 20/9 sẽ thu dọn hết cây xanh gãy, đổ để chuyển sang giai đoạn “cứu” các cây; tập trung khôi phục hạ tầng, cải tạo vỉa hè sau khi trồng lại cây xanh gãy, đổ.

base64-1726124219699472754803-1726124493948528834028-75-28-1264-1930-crop-17261245118592007834721.jpegHà Nội: Lực lượng chức năng căng mình hỗ trợ người dân vùng ngập lụt ven sông Hồng

GĐXH - Ngày 12/9, nước lũ trên sông Hồng đã giảm, tuy nhiên vẫn đang ổn định ở mức báo động II, tình trạng ngập úng tại các khu vực ven sông trên địa bàn TP Hà Nội dự kiến vẫn sẽ kéo dài. Lực lượng hiện đang khẩn trương triển khai các phương án ứng phó, bảo đảm an toàn cho người dân.

Xem thêm video được quan tâm:

Nước lũ trên sông Bùi tràn về, hàng nghìn hộ dân ở Chương Mỹ, Hà Nội chìm trong biển nước.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022