Người EQ thấp thể hiện theo nhiều cách. Dưới đây là 8 dấu hiệu điển hình của nhóm người này ở nơi công sở:

1. Thích tranh chấp thắng thua với đồng nghiệp

Trong cuộc sống có một kiểu người luôn cực kỳ kiêu ngạo. Dù bạn có nói gì thì họ vẫn luôn phản bác đầu tiên. Họ dường như không bao giờ cân nhắc xem lời nói của mình có phù hợp hay không, chỉ cần có thể khiến đối phương phải "á khẩu", họ sẽ tự hào và khoe tài hùng biện của mình.

Tuy nhiên, cách làm này không thể giành được sự tôn trọng mà họ mong đợi, mà lại là sự bất mãn và khinh khi.

Như chính trị gia người Mỹ, Benjamin Franklin đã nói: "Nếu có tính cạnh tranh, giỏi tranh luận và thích bác bỏ người khác thì bạn có thể giành chiến thắng nhanh chóng. Tuy nhiên, chiến thắng kiểu này là vô nghĩa vì bạn sẽ không bao giờ có được sự ưu thích của người khác".

Chúng ta phải hiểu rằng giao tiếp giữa người với người không phải là một cuộc tranh đấu thắng thua. Nhượng bộ vào đúng thời điểm có thể giành được sự tin tưởng và ưu ái của đối phương. Ăn nói nhỏ nhẹ và sẵn sàng chịu thiệt là sự khôn ngoan trong cuộc sống.

eq1-1726219019059317061033.jpg

Trong cuộc sống có một kiểu người luôn cực kỳ kiêu ngạo. Dù bạn có nói gì thì họ vẫn luôn phản bác đầu tiên. Ảnh minh họa

2. Không có hoặc ít bạn thân

Tình bạn thân thiết được xây dựng từ sự cho và nhận, biết chia sẻ, cảm thông, giàu lòng trắc ẩn và hỗ trợ lẫn nhau ... nhưng đây là điều người có EQ thấp không có.

Họ là mẫu người điển hình cho sự cộc cằn, vô cảm, chỉ biết sống vì mình, nên để tìm một người bạn thân thiết ở nơi làm việc là điều không thể.

3. Lỗi của mình nhưng lại đổ cho người khác

Những người có EQ thấp thường ít có khả năng tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm. Vì thế khi có chuyện không hay xảy ra do lỗi của mình, họ thường tìm cách đổ lỗi cho ai đó hoặc điều kiện khách quan nào đó.

Nếu bị quy trách nhiệm, họ sẽ oán trách và phàn nàn rằng bản thân không có lựa chọn khác và mọi người khác không chịu hiểu cho những khó khăn của họ.

4. Khó làm việc nhóm

Với tính cách ngang bướng, luôn coi mình là nhất, những người có EQ thấp thường không được lòng mọi người và gặp khó khăn khi làm việc nhóm.

Nhưng không thể đặt cảm xúc cá nhân hay tính hiếu thắng của bản thân vào công việc, trong mọi trường hợp người lao động cần hạ thấp cái tôi để đạt mục tiêu chung. Điều này không chỉ giúp bạn được lòng mọi người mà còn dễ dàng thăng tiến trong công việc.

5. Lúc nào cũng nghĩ mình đúng

Người EQ thấp dường như luôn tranh cãi với người khác. Đồng nghiệp và thậm chí cả những người lạ ngẫu nhiên cũng bị lôi kéo vào những tranh chấp với những cá nhân thích gây xung đột này.

Những người EQ thấp thường sẽ tranh cãi gay gắt nhưng họ từ chối lắng nghe những gì đối phương nói. Ngay cả khi bạn cung cấp cho họ bằng chứng để họ thấy mình sai, họ sẽ lập luận rằng bạn mới là người sai. Họ phải giành chiến thắng bằng mọi giá.

eq2-1726219019064707899113.jpg

Người EQ thấp dường như luôn tranh cãi với người khác. Ảnh minh họa

6. Không chịu học hỏi

Người thông minh luôn biết cách bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng trên tinh thần xây dựng, học hỏi và tiếp thu cái mới, khiến người đối diện thấy dễ chịu. Nhưng những người có EQ thấp thường cãi đến cùng, phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác.

Tự tin là đức tính tốt, nhưng tự tin và lạc quan mù quáng chỉ ngăn cản bản thân tiến bộ. Thay vì bảo thủ, người lao động cần phải giữ thái độ cầu thị, luôn cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước. Còn không, sớm muộn họ cũng bị đào thải khỏi nơi làm việc.

7. Sống chết giữ thể diện

Trong một cuốn sách, doanh nhân người Mỹ Charles F.Haanel có nhắc đến nữ trợ lý Sofia của mình.

Sofia là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của Đại học Harvard và năng lực của cô được Haanel đánh giá cao.

Tại một sự kiện quan trọng, Sofia khẩn trương soạn thảo bài phát biểu. Tuy nhiên, cô rất ngạc nhiên khi phát hiện bài phát biểu của Haanel hoàn toàn khác với bản thảo cô viết.

Phát biểu xong, Haanel ném bản thảo trước mặt trợ lý và nói: "Lần sau viết rõ ràng hơn nhé".

Tình huống này khiến Sofia xấu hổ, cô cảm thấy mình bị mất mặt nên tức giận hét lên: "Tôi viết như thế này, nếu ông không hiểu thì đó là vấn đề của ông!".

Sáng sớm hôm sau, Sofia nhận được thông báo từ công ty: Cô bị sa thải.

Những người "da mặt mỏng" thường cảm thấy xấu hổ và tức giận khi bị chỉ trích. Họ có thể mất bình tĩnh trong những tình huống không phù hợp, khiến mối quan hệ trở nên xấu đi.

Tuy nhiên, những người có EQ cao có thể mỉm cười chấp nhận những lời chỉ trích và chất vấn từ người khác. Bởi trong cuộc sống và công việc, sai sót là điều thường xuyên xảy ra. Bạn phải học cách duy trì một trái tim bao dung và "mặt dày" một chút để có thể dễ dàng đương đầu với thế giới khắc nghiệt này.

8. Thẳng tính quá mức

Người có EQ thấp thường không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ được nhận xét là người thẳng tính, nghĩ gì nói nấy dù không có ẩn ý thâm sâu.

Với nhiều người, thẳng tính có thể là đức tính tốt, nhưng trong giao tiếp và công việc chúng dễ gây cản trở sự phát triển của bản thân.

Vậy nên, nếu muốn tồn tại lâu dài trong công ty, có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, kiểu người này cần chú trọng đến lời ăn tiếng nói, tránh làm người khác phật lòng.

eq5-17261339898921054780902-0-0-375-600-crop-17261340187632074944914.jpg5 điều người EQ cao luôn giữ kín để tránh rắc rối nhưng người EQ thấp gặp ai cũng 'buôn'

GĐXH - Trong các mối quan hệ, việc nói tất cả những gì bạn biết là điều cực kì nguy hiểm. Người thông minh, có EQ cao luôn hiểu rằng im lặng là vàng và cái gì được nói, cái gì không.

eq2-1725868391888351841870-0-0-720-1152-crop-1725868470655314986651.jpg10 hành vi nên bỏ ngay để trở thành người có EQ cao

GĐXH - Có những hành vi thường ngày khiến một số người bị đánh giá là EQ thấp, bạn nên bỏ ngay để cuộc sống trở nên thoải mái, suôn sẻ hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022