233A4734-1752502401.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nblyQtsjpdc7fNXLOKotXA

Triển lãm chủ đề Nghệ thuật hoang dã - Thiên nhiên qua mắt một họa sĩ diễn ra tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP HCM (đường Pasteur, phường Xuân Hòa), trưng bày hơn 160 tác phẩm.

Họa sĩ Đào Văn Hoàng, 65 tuổi, sinh tại TP HCM. Sau khi sang Pháp năm 1979, ông tự học hội họa trong thời gian làm công việc kỹ thuật và thiết kế đồ họa. Năm 1996, ông về nước, làm trong ngành quảng cáo và tham gia các hoạt động bảo tồn.

Năm 2014, ông từ bỏ sự nghiệp quảng cáo để theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ chuyên vẽ động vật hoang dã. Ông tập trung vẽ các loài của Đông Nam Á, nhất là những con vật đang có nguy cơ tuyệt chủng và ít được nhắc tới trong truyền thông bảo tồn. Tranh chủ yếu khai thác chất liệu acrylic trên canvas hoặc màu nước trên giấy.

Triển lãm chủ đề Nghệ thuật hoang dã - Thiên nhiên qua mắt một họa sĩ diễn ra tại trụ sở Hội Mỹ thuật TP HCM (đường Pasteur, phường Xuân Hòa), trưng bày hơn 160 tác phẩm.

Họa sĩ Đào Văn Hoàng, 65 tuổi, sinh tại TP HCM. Sau khi sang Pháp năm 1979, ông tự học hội họa trong thời gian làm công việc kỹ thuật và thiết kế đồ họa. Năm 1996, ông về nước, làm trong ngành quảng cáo và tham gia các hoạt động bảo tồn.

Năm 2014, ông từ bỏ sự nghiệp quảng cáo để theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ chuyên vẽ động vật hoang dã. Ông tập trung vẽ các loài của Đông Nam Á, nhất là những con vật đang có nguy cơ tuyệt chủng và ít được nhắc tới trong truyền thông bảo tồn. Tranh chủ yếu khai thác chất liệu acrylic trên canvas hoặc màu nước trên giấy.

233A4645-1752503545-1752503563.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=ymDF6jnTWI_ze6fx-_t2bg
233A4690-1752501245.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uEnkmAU5RW6smLpK9eqVuA

Tác giả trưng bày tranh về hơn 50 loài vật, trong đó chiếm số nhiều là các giống chim.

Nổi bật là bộ tranh vẽ 180 giống chim ở vườn quốc gia U Minh Thượng (An Giang), được thực hiện trong năm 2008-2009 khi ông tham gia công tác bảo tồn tại đây. Họa sĩ chỉ trưng bày một phần, thay vì mô tả hình dáng chính xác, họa sĩ muốn thể hiện những khoảnh khắc sống động của từng loại chim.

Tác giả trưng bày tranh về hơn 50 loài vật, trong đó chiếm số nhiều là các giống chim.

Nổi bật là bộ tranh vẽ 180 giống chim ở vườn quốc gia U Minh Thượng (An Giang), được thực hiện trong năm 2008-2009 khi ông tham gia công tác bảo tồn tại đây. Họa sĩ chỉ trưng bày một phần, thay vì mô tả hình dáng chính xác, họa sĩ muốn thể hiện những khoảnh khắc sống động của từng loại chim.

233A4685-1752504935-1752505861.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=iR8sWe3YZCm1axjWfHJI_Q
233A4666-1752505991-1752506035.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=k8Cw24aK7jt9cD44CZ65OQ
233A4595-1752535822-1752536027.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=cKmYxtxUL-vRkmIJRN8-gg
233A4637-1752498144.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VyxoKp6kcJ_qJRpyMmyAkg

"Con đười ươi này tôi gặp ở một trung tâm cứu hộ tại Sulawesi, khi đang vẽ tranh tường cho vườn quốc gia Tangkoko. Nó để lại ấn tượng sâu đậm nên tôi muốn tái hiện qua nét vẽ", họa sĩ cho biết.

Theo Đào Văn Hoàng, vẽ động vật hoang dã khó nhất là phải khắc họa chính xác về mặt giải phẫu, tỷ lệ cơ thể. Từ độ cong của một chiếc sừng, cấu trúc bộ lông cho đến đôi mắt đều được ông nghiên cứu tỉ mỉ.

"Con đười ươi này tôi gặp ở một trung tâm cứu hộ tại Sulawesi, khi đang vẽ tranh tường cho vườn quốc gia Tangkoko. Nó để lại ấn tượng sâu đậm nên tôi muốn tái hiện qua nét vẽ", họa sĩ cho biết.

Theo Đào Văn Hoàng, vẽ động vật hoang dã khó nhất là phải khắc họa chính xác về mặt giải phẫu, tỷ lệ cơ thể. Từ độ cong của một chiếc sừng, cấu trúc bộ lông cho đến đôi mắt đều được ông nghiên cứu tỉ mỉ.

233A4606-1752497283.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ktBLNd0oTfcjKvTYczeRtQ

Tranh thực hiện năm nay, thể hiện con hổ di chuyển trong đám cỏ cao. Màu sắc hòa trộn, hoa văn trùng khớp khiến nó gần như vô hình. Trong tác phẩm này, ông cố gắng thể hiện chuyển động của cả hổ lẫn cỏ trong làn gió.

Đào Văn Hoàng cho biết vẽ động vật cũng cần phải nắm bắt đặc trưng trong hành vi của chúng, như cách con chim rỉa lông, vượn chuyền cành hay con báo ẩn mình săn mồi.

Tranh thực hiện năm nay, thể hiện con hổ di chuyển trong đám cỏ cao. Màu sắc hòa trộn, hoa văn trùng khớp khiến nó gần như vô hình. Trong tác phẩm này, ông cố gắng thể hiện chuyển động của cả hổ lẫn cỏ trong làn gió.

Đào Văn Hoàng cho biết vẽ động vật cũng cần phải nắm bắt đặc trưng trong hành vi của chúng, như cách con chim rỉa lông, vượn chuyền cành hay con báo ẩn mình săn mồi.

233A4600-1752536302-1752536354.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=ZOLXq6GPLt1j9HrLQzCZqQ
233A4668-1752498730.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WMSE-yPQibIbuzmbLwL18g

Bức tranh loài sơn dương đang leo vách đá. Ông lấy bối cảnh là vách đá vôi dựng đứng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) - nơi người ta tin sơn dương vẫn còn sống sót.

Bức tranh loài sơn dương đang leo vách đá. Ông lấy bối cảnh là vách đá vôi dựng đứng ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) - nơi người ta tin sơn dương vẫn còn sống sót.

233A4670-1752498878.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=okuiQlYgVCN2pWvIZMpuPw

Tranh về loài vượn cáo Archaeoindris đã tuyệt chủng, vẽ năm 2016.

Theo họa sĩ, thách thức trong vẽ động vật hoang dã còn đến từ việc hình dung những loài đã tuyệt chủng. Với Archaeoindris, các nhà khoa học chỉ tìm thấy một hộp sọ và vài mảnh xương. Phần còn lại khi vẽ gần như hoàn toàn do tưởng tượng nhưng vẫn dựa vào một số giả thuyết khoa học.

Tranh về loài vượn cáo Archaeoindris đã tuyệt chủng, vẽ năm 2016.

Theo họa sĩ, thách thức trong vẽ động vật hoang dã còn đến từ việc hình dung những loài đã tuyệt chủng. Với Archaeoindris, các nhà khoa học chỉ tìm thấy một hộp sọ và vài mảnh xương. Phần còn lại khi vẽ gần như hoàn toàn do tưởng tượng nhưng vẫn dựa vào một số giả thuyết khoa học.

233A4657-1752537200.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WgKTJVM6iSJzUWuW_HaKKw

Bộ bốn tranh về những loài cá ở đại dương dài khoảng 10 m, là tác phẩm có kích thước lớn nhất trong triển lãm.

Sự kiện diễn ra ngày 13-19/7, vào cửa tự do.

Bộ bốn tranh về những loài cá ở đại dương dài khoảng 10 m, là tác phẩm có kích thước lớn nhất trong triển lãm.

Sự kiện diễn ra ngày 13-19/7, vào cửa tự do.

Quỳnh Trần

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022