dsc05310-1663028987039901549845.jpg

Diễn viên Minh Trường trong vai Nguyễn Trãi

Tối 12-9, đêm sơ kết 3 tại Khu vực TP HCM đã thu hút đông khán giả và nghệ sĩ đến xem, cổ vũ cho 5 thí sinh dự thi với sở trường: kép lão, đào mụ, kép độc.

Diễn viên Minh Trường (giải Chuông vàng vọng cổ 2014) đã chinh phục khán giả khi hóa thân vào vai kép lão Nguyễn Trãi (trích đoạn từ vở "Đêm trước ngày hoàng đạo" của Võ Tử Uyên, do đạo diễn NSƯT Hoa Hạ dàn dựng trên sân khấu Cải lương Mới Đại Việt).

dsc05336-16630290690201775616122.jpg

Minh Trường (Nguyễn Trãi) và Nhã Thy (Nguyễn Thị Anh) trong trích đoạn "Đêm trước ngày hoàng đạo"

Để diễn cho ra cốt cách của một nhà chính trị quân sự lỗi lạc và tài ba, với học vấn uyên thâm, tầm nhìn xa trông rộng, lòng yêu nước sâu sắc, Minh Trường đã phải dồn tâm trí nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Trãi giai đoạn tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, trở thành bậc khai quốc công thần. Mà lớp diễn khó nhất chính là đối thoại của Nguyễn Trãi với nhà sử học Ngô Sĩ Liên, thần phi Nguyễn Thị Anh về sự kiện mang tên án oan Lệ Chi viên vốn còn nhiều bí ẩn.

dsc05316-1663029142891367171792.jpg

Diễn viên Minh Trường và Võ Minh Lâm trong trích đoạn "Đêm trước ngày hoàng đạo"

Minh Trường ca diễn chững chạc, vừa đặc tả được khí phách của nhân vật trung thần, vừa biểu hiện được ý chí đại đoàn kết trước cái họa xâu xé quyền lực chốn hậu cung mà Thần phi Nguyễn Thị Anh gây ra. Vai diễn là một dấu ấn mới trong hành trang nghệ thuật của Minh Trường.

Diễn viên Cao Thúy Vy năm nay dự thi vai đào mụ, cô được nghệ sĩ Chí Linh dàn dựng trích đoạn "Chân dung" (tác giả Phạm Văn Đằng), nói nỗi đau của người vợ, người mẹ trong ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc, đó là sự thống nhất hai miền Nam – Bắc.

dsc05376-1663029211732593375558.jpg

Diễn viên Cao Thúy Vy và Điền Trung trong trích đoạn "Chân dung"

Trích đoạn "Chân dung" kể về thời hậu chiến với những nỗi đau còn hằn sâu trong tâm trí người mẹ. Cao Thúy Vy được sự yểm trợ của nghệ sĩ Điền Trung và Trần Linh, thể hiện hồi ức đau lòng khi nhớ về cái chết của chồng - người chiến sĩ cách mạng bị trúng đạn của địch nhưng vẫn cố gắng về đến nhà để nhìn mặt vợ con lần cuối. Rồi trong hồi ức bà kể về những người con cũng lần lượt hy sinh, rời xa bà, để lại nỗi đau không gì bù đắp.

dsc05374-16630294842391765966827.jpg

Cao Thúy Vy trong vai bà mẹ anh hùng (trích đoạn "Chân dung")

dsc05283-166302928692347368681.jpg

NS Chí Bảo hỗ trợ cho diễn viên Hoàng Thanh trong trích đoạn "Anh hùng"

Lần đầu tiên bước vào cuộc thi, Hoàng Thanh đã nỗ lực thể hiện vai Trần Bình Trọng trong trích đoạn "Anh hùng" (tác giả Phạm Văn Đằng). Vai diễn đã mang lại cho anh nhiều bài học kinh nghiệm, nhất là vũ đạo để thể hiện vai diễn chính sử. Được sự hỗ trợ của nghệ sĩ Thy Phương, diễn viên Hoàng Thanh đã có nhiều cố gắng để thể hiện tròn tiết mục.

dsc05435-16630293701541795713257.jpg

Diễn viên Lệ Trinh và Nguyễn Văn Mẹo trong trích đoạn "Huyết thư và án tử"

Diễn viên Nguyễn Văn Mẹo (Chuông vàng vọng cổ năm 2011) lần này xuất hiện với sở trường kép độc, vai người chồng bội bạc, nham hiểm trong trích đoạn "Huyết thư và án tử" (tác giả Phi Hùng), anh đã cố gắng thay đổi hình ảnh của mình, vượt qua nhiều hạn chế để hoàn thành vai diễn.

dsc05400-1663029430972893446194.jpg

Diễn viên Vũ Minh Lợi trong vai Chí Phèo

Diễn viên Vũ Minh Lợi chọn sở trường kép mùi với nhân vật Chí Phèo (dựa theo kịch bản "Cái lò gạch cũ" của Mỹ Dung và kịch bản cải lương "Chí Phèo" của soạn giả Quy Sắc), anh được sự hỗ trợ của Trúc Hương và Lý Thu để hoàn thành vai diễn dự thi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022