Thiết kế một ngôi nhà dành cho người bình thường đã rất khó khăn, nhưng độ khó còn nhân lên gấp đôi khi đối tượng là những người sử dụng xe lăn sống trong nhà. Vậy có những tiêu chuẩn và yêu cầu nào khi thiết kế sàn lưu thông dành cho xe lăn cũng như cách bố trí không gian các khu vực? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc này.

01-2.jpgLotus House / MW archstudio. Image © Hiroyuki Oki

Một trong những cân nhắc quan trọng trong thiết kế nhà ở mà các kiến trúc sư có trách nhiệm giải quyết chính là khả năng tiếp cận, đảm bảo những người khuyết tật có thể thoải mái sống trong ngôi nhà của mình mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào khi sử dụng chức năng cơ bản của ngôi nhà. Khả năng tiếp cận dành cho người sử dụng xe lăn vô cùng quan trọng bởi còn liên quan tới vật liệu, các yêu cầu cần thiết khi thiết kế trong khi diện tích không thay đổi.

Để đảm bảo sự thoải mái cho tất cả người dùng, kể cả người khuyết tật, là một trong những yêu cầu quan trọng cho kiến trúc sư, phải được quan tâm tối đa, đặc biệt trong môi trường dân cư.

Dưới đây là một số chiến lược để thiết kế sàn lưu thông dành cho xe lăn, tạo nên sự thoải mái và khả năng tiếp cận tối đa dành cho người khuyết tật.

02-2.jpgRicardo Oliveira Alves

Các tầng nhà ở phải phù hợp với người sử dụng xe lăn, cung cấp không gian rộng rãi để di chuyển, xoay và dễ dàng sử dụng đồ vật trong tầm với. Vì vậy, yêu cầu chiều rộng hành lang và chỗ quay xe phải được đảm bảo ở mọi khu vực có thể tiếp cận.

Những hành lang mở và không gian sàn càng rộng, càng bằng phẳng càng tốt và ít có chướng ngại vật nhất có thể. Đồng thời phải đảm bảo yếu tố khi thay đổi di chuyển đột ngột phải có sự chuyển tiếp trơn tru giữa các khu vực. Sàn nhà nên ưu tiên cho đối tượng sử dụng xe lăn bằng các vật liệu chống trơn trượt khi sử dụng xe lăn lâu dài.

04-2.jpgKlintholm Gods Lake Apartments / PLH Arkitekter. Image © Rozbeh Zavari

Trục chính và không gian quay xe

Theo tiêu chuẩn ADA 2010, mỗi đơn vị nhà ở phải có ít nhất một tuyến đường có thể đi lại, truy cập và kết nối tất cả các không gian và đảm bảo người sử dụng xe lăn dễ dàng truy cập các khu vực chức năng của ngôi nhà. Những trục đường như vậy cần đảm bảo bề mặt phẳng, có độ dốc thấp hoặc bố trí có thang máy và yêu cầu kích thước tối thiểu nhất định tạo điều kiện cho xe lăn lưu thông.

Các bề mặt đường dễ đi, rộng tối thiểu hơn 36 inch (91,44 cm), có độ đổ dốc không lớn hơn 1:20 và độ dốc ngang không lớn hơn 1:48. Mặc dù chiều rộng hành lang là hơn 90cm tối thiểu nhưng nên thiết kế lên 150cm hoặc 60 inch để đáp ứng thoải mái mọi nhu cầu tiếp cận.

06-1.jpgHouse With Stone Patio / beef architekti. Image © Peter Čintalan

Đối với nhà ở nhiều tầng, cầu thang là trở ngại lớn đối với người sử dụng xe lăn. Thay vào đó, các kiến trúc sư có thể kết hợp với các đường dốc, thang máy để đáp ứng các tiêu chuẩn ADA. Giống như bề mặt đi bộ, chiều rộng của đường dốc phải tối thiểu 36 inch và độ dốc ngang không vượt quá 1:48.

Tuy nhiên độ đổ dốc tối đa là 1:22, không phải 1:20. Hơn nữa, kích thước để xe trong thang máy lưu thông được phải rộng tối thiểu 42 inch, có độ sâu 54 inch trong khi thang máy platform phải tối thiểu 30 inch x 40 inch.

05-2.jpgHouse in Front of a Stream / 05 AM Arquitectura. Image © Adrià Goula

Bên cạnh hành lang rộng, đảm bảo độ dốc tiêu chuẩn, các vị trí xe lăn có thể tiếp cận các tầng khác nhau, các tuyến đường này phải kết hợp bán kính quay đủ rộng cho người sử dụng xe lăn.

Đối với các tuyến đường quay 180 độ quanh tường hoặc vật thể, hành lang phải rộng ít nhất 42 inch (106,7cm) trong khi khu vực rẽ phải rộng tối thiểu 48 inch (~122cm). Nếu hành lang chỉ rộng 91cm thì khu vực rẽ phải rộng 152cm. Đối với các khu vực yêu cầu quay dưới 180 độ và sử dụng không gian quay hình tròn hoặc chữ T, đường kính hoặc chiều rộng phải tối thiểu 152cm.

Tóm lại, nhà ở đối với người sử dụng xe lăn phải kết hợp được ít nhất 1 trục đường có thể truy cập liên tục đến mọi ngóc ngách trong nhà, bao gồm không gian xoay dành riêng cho xe lăn và các yếu tố hỗ trợ.

07-1.jpgHouse Maher / Tribe Studio. Image © Katherine Lu

Phòng ngủ

Tương tự như không gian bên ngoài khu vực chung, phòng ngủ cũng phải đảm bảo được trục đường đủ để lưu thông. Các kiến trúc sư có thể thiết kế phòng ngủ thông qua các bước đơn giản như sau:

  • Tất cả các khu vực xoay như đã nêu ở trên phải chừa lại ít nhất 1m52 không gian như xung quanh góc giường, bàn hoặc ngăn kéo. Các hành lang bên ngoài cũng phải rộng tối thiểu 91cm.
  • Các đồ đạc nội thất cũng cần thay đổi để phù hợp với người sử dụng như tủ quần áo phải vừa tầm với, có thanh treo quần áo thấp hơn, thường chỉ khoảng 75 cm.
08-1.jpgHouse G / Dietger Wissounig Architekten. Image © Paul Ott

Nhà bếp

Thiết kế nhà bếp dành cho người sử dụng xe lăn đặc biệt khó khăn ngay cả khi không xem xét tới khả năng tiếp cận do mô hình thiết kế nấu ăn thường phức tạp và phụ thuộc nhiều vào sự sắp xếp dụng cụ. Bản thân các thiết bị và không gian làm việc trong nhà bếp thường có những yêu cầu cụ thể để phù hợp với người sử dụng.

Bước đầu tiên và rõ ràng nhất cần điều chỉnh là giải phóng mặt bằng cho xe lăn. Đối với nhà bếp có quầy bếp hoặc tủ nằm hai bên đối diện qua đường bếp, không gian giữa hai bên phải tối thiểu 100 cm. Tuy nhiên đối với nhà bếp hình chữ U có ba cạnh bao quanh, khoảng trống tối thiểu phải là 150 cm.

09-2.jpgHouse With Stone Patio / beef architekti. Image © Peter Čintalan

Tính di động khi tương tác với các bề mặt khi làm việc hoặc với các thiết bị cụ thể đòi hỏi sự chú ý nghiêm ngặt. Kiến trúc sư phải định hình rõ ràng mặt bằng làm việc giữa nhà bếp và thiết bị, cho phép người sử dụng dễ dàng tiếp cận. Điều này đòi hỏi phải để lại ít nhất 75cm x 120 cm cho không gian sàn phía trước bề mặt hoặc thiết bị. Hơn nữa, không gian sàn phải gần với một tuyến đường có thể tiếp cận để cho phép người dùng truy cập. Phải rất cân nhắc lắp đặt các thiết bị như máy rửa chén, bếp nấu, lò nướng, tủ lạnh và sắp xếp tủ cũng như thiết kế sao cho không ảnh hưởng tới chân và đầu gối của người sử dụng xe lăn.

10-6.jpgLotus House / MW archstudio. Image © Hiroyuki Oki

Nội thất nhà bếp cho người sử dụng xe lăn phải đáp ứng yêu cầu về chiều cao, ví dụ như bàn nấu trong nhà bếp phải cao hơn mặt đất tối đa 60 cm.

11-6.jpgHouse Maher / Tribe Studio. Image © Katherine Lu

Nhà vệ sinh và phòng tắm

Đây cũng là khu vực đòi hỏi có sự tính toán, yêu cầu di chuyển và lưu thông cụ thể. Để phục vụ không gian lưu thông chung, đường kính quanh phải tối thiểu 150 cm và hành lang của không gian phải rộng tối thiểu 90 cm. Hơn nữa, phải đảm bảo không gian sàn trước mặt và các vật dụng được lắp đặt phải đảm bảo kích thước tương tự. Nhà vệ sinh yêu cầu khoảng trống tối thiểu 150 cm từ cạnh tường và 142 cm từ tường phía sau. Những vật dụng thiết yếu như vòi hoa sen, bồn tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa nên được tích hợp trong một phòng để người dùng không cần di chuyển quá nhiều trong các khu vực riêng lẻ để sử dụng từng đồ dùng.

03-2.jpgHealthcare Center / José Soto García. Image © Imagina2

Nguyên vật liệu

Tất cả các tuyến đường và các không gian đều phải thiết kế sàn ổn định, chắc chắn, chống trơn trượt. Vật liệu sàn cũng góp phần không nhỏ trong việc tiếp cận. Sàn trơn, nhiều chướng ngại vật sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng và ngược lại. Một sàn nhà ổn định, chắc chắn sẽ không bị hại do lực tác động, chống biến dạng và có đủ lực ma sát để được sử dụng một cách an toàn.

Các vật liệu sàn tốt nhất có thể kể tới như sàn gỗ cứng, sàn nhựa vinyl hoặc sàn gạch. Sàn gỗ cứng dễ bảo trì và có thể sửa chữa nếu gặp phải các vết xước từ xe lăn và tăng hệ số ma sát của bề mặt, ngăn ngừa trơn trượt. Sàn vinyl cũng có tác dụng chống trơn trượt, ít tốn kém hơn nhưng khó tái tạo hoặc sửa chữa khi hư hại. Trong khi đó, sàn gạch cực kì bền, kết cấu gạch chống trơn trượt có độ chắc chắn nhất định.

12-5.jpgHealthcare Center / José Soto García. Image © Imagina2

Nên lưu ý tránh những loại vật liệu như sàn mút – cực kỳ khó điều khiển nếu không được thiết kế cho khả năng tiếp cận. Một trong những ví dụ phổ biến chính là thảm. Mặc dù mềm mại và thoải mái nhưng lại tăng đáng kể lực cần thiết để di chuyển xe lăn. Vì vậy, các kiến trúc sư nên sử dụng thảm trải sàn cho các khu vực ít lưu thông và phải đảm bảo chiều cao cọc thảm không được vượt quá 1,25 cm và gắn an toàn với nền sàn và có viền trang trí với các cạnh tiếp xúc.

XEM THÊM:

  • Tiếp cận các công trình kiến trúc dưới con mắt của một người khuyết tật
  • Lotus House – Nhà Hoa Sen | MW archstudio

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022