Những dự án được thực hiện nhằm kiến tạo các thành phố hiện đại đáng sống tại Trung Quốc không chỉ có tính ứng dụng thực tiễn với tình hình tương lai mà còn bảo tồn được thiên nhiên địa phương.

image001.jpg

Chúng ta bước vào 2021 sau một năm 2020 đầy lo lắng và bất trắc, bạn kỳ vọng những gì cho tương lai? Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi UN75 (Cuộc thi ảnh Tương lai tôi muốn của Liên Hợp Quốc) cho rằng, hầu hết mọi người trên thế giới đều lạc quan hơn về tương lai: “49% người được hỏi đều tin rằng chúng ta sẽ sống tốt hơn vào năm 2045. Những người không tin vào điều tích cực đó chỉ chiếm 32%“.

Các nhà thiết kế và KTS cũng đã xem xét các khả năng của tương lai và sử dụng các chiến lược thiết kế mới để giúp các quốc gia thiết lập lại nền kinh tế của họ trong thế giới hậu COVID-19. Bài viết này sẽ xác định 7 xu hướng sống đang tạo ra các khả năng và cách các KTS, nhà thiết kế ở Trung Quốc đang tận dụng những khả năng đó vì lợi ích của xã hội.

Sống chung với những thay đổi sau đại dịch

image004-1.jpg

Văn phòng thiết kế Ronald Lu & Partners (Hồng Kông) đã hợp tác với BEHAVE để cho ra đời một kế hoạch chi tiết về những văn phòng có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mới của lực lượng lao động sau đại dịch. Sự hợp tác của họ đã tạo ra “Mindplace” – Một khái niệm văn phòng được kỳ vọng sẽ “nâng cao hiệu quả công việc, tập trung vào tính bền vững và đáp ứng nhu cầu toàn diện của nhân viên”.

image005.jpgimage008-2.jpg

Vượt ra ngoài một không gian làm việc, dự án này nhằm mục đích tạo ra “một nơi toàn diện để làm việc, vui chơi, sáng tạo và xã hội hóa diễn ra cùng nhau trong sự thoải mái, an toàn và yên tĩnh”. Không gian được thiết kế lại để tạo ra cả lợi ích kinh tế và sức khỏe lâu dài cho con người.

image009.jpgimage012-2.jpgimage013.jpgimage016-2.jpg

7 chiến lược được đề xuất bởi Ronald Lu & Partners để tạo ra một phong cách làm việc mới trong thế giới hậu đại dịch bao gồm: (1) lối đi không va chạm, (2) ban công rộng, (3) không gian văn phòng có thể chuyển đổi, (4) thiết bị vệ sinh cá nhân hóa, (5) tăng đa dạng sinh học trong nhà và ngoài trời, (6) kiểm soát tâm nhĩ, (7) gia tăng thể chất, sức khỏe và các phương tiện giải trí.

Sống với các thành phố mô-đun

Lego China đã hợp tác với CAA Architects để tạo ra dự án tầm nhìn về một thành phố mô-đun. Theo đó, thành phố được mô phỏng như một phi thuyền với phần đầu là 1 đô thị lớn, xung quanh được bao bọc bởi trường hấp dẫn nhân tạo do AI điều khiển. Dự án được gọi là “Crystal Space City” với thiết kế toàn diện được tạo nên từ một hệ thống mô-đun, kết hợp chặt chẽ giữa thành phố, ốc đảo và hệ thống năng lượng.

image017-1.jpgimage020-1.jpgimage021.jpg

Dự án Crystal Space City được kỳ vọng sẽ hoạt động như một tàu sân bay có thể di chuyển và đi vòng quanh vũ trụ. Theo nhóm nghiên cứu, “tinh thể năng lượng được điều khiển và điều chỉnh bởi AI trong vũ trụ rộng lớn. Nó sử dụng lực hấp dẫn để thu nhận năng lượng vật chất xung quanh và sử dụng cho riêng mình“. Như CAA đã phác thảo, thiết kế mong muốn mở đường cho một môi trường sống lý tưởng của con người trong tương lai.

Sống chung với nhà siêu nhỏ

Với mật độ dân cư cao và giá trị đất đô thị cao chóng mặt, Hồng Kông luôn tìm kiếm giải pháp cho những ngôi nhà nhỏ có thể sống được.

image024-1.jpg

KTS Gary Chang, người sáng lập Viện Thiết kế Edge có trụ sở tại Hồng Kông, đã chia sẻ tầm nhìn của mình về cuộc sống nhỏ gọn, kiến trúc quy mô nhỏ, tính linh hoạt và tương lai các thành phố.

image025.jpgimage028.jpgimage029.jpg

Với mỗi chức năng trong nhà được xác định chủ yếu bởi vách ngăn thẳng đứng của nó (tức là một bức tường được cố định thông thường), tôi đã nghĩ ra một hệ thống các bức tường di chuyển cho phép tôi chuyển đổi không gian dễ dàng, “chơi trốn tìm” với các khu vực khác nhau. Tôi không tin rằng một ngôi nhà được định nghĩa bởi những căn phòng mà nó chủ yếu là về những hoạt động khác nhau mà bạn thực hiện, từ đánh răng đến xem phim, từ tắm đến đọc sách gần cửa sổ“.

Sống với sự kết hợp giữa công nghệ và thiên nhiên

image032.jpg

Công ty kiến trúc MVRDV đã tiết lộ những hình ảnh đầu tiên của Chengdu Sky Valley (Thung lũng Bầu trời Thành Đô), tác phẩm dự thi của công ty cho dự án Thành phố Khoa học và Công nghệ Tương lai ở Tây Nam Trung Quốc. Thiết kế này đã cố gắng kết hợp công nghệ với thiên nhiên, thành thị với nông thôn, hiện đại với truyền thống. Thiết kế cũng chú trọng bảo tồn các thung lũng nông nghiệp, kết hợp địa hình tự nhiên để nâng cao cảnh quan địa phương.

image033.jpgimage035.jpgimage038.jpgimage039.jpg

MVRDV hình dung Chengdu Sky Valley như một nơi chào đón kết nối mọi người giữa các ngành công nghiệp, văn hóa và nghề nghiệp. Bằng cách mở rộng các ngọn đồi, các KTS đã kịch tính hóa cảnh quan hiện có, tạo ra một thành phố hiện đại kết hợp hài hòa với thiên nhiên.

Sống với trí tuệ nhân tạo

BIG (Bjarke Ingels Group) đã trình làng thiết kế của mình về AI CITY: dự án nhà tương lai cho Tập đoàn Terminus. Dự án được triển khai tại Trùng Khánh với tên gọi “thành phố núi”, nằm trong Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao Trùng Khánh.

image041.jpgimage044.jpg

Khuôn viên công nghệ cao AI CITY sẽ đặt tại trụ sở của Tập đoàn Terminus – Nhà cung cấp dịch vụ thông minh hàng đầu thế giới. Giai đoạn đầu tiên của quy hoạch tổng thể bao gồm Cloud Valley (Thung lũng Mây) rộng 75.000m2, “được hình thành như hai mảnh đất dọc theo Đại lộ Xinzhou và Đại lộ Gaoxin mô phỏng những mặt đối lập của nhau”. Trên thực tế, đề xuất của BIG lấy cảm hứng từ cảnh quan xung quanh.

image045.jpgimage048.jpg

Sống với những ngôi làng được chế tạo bằng kỹ thuật số

Venice Architecture Biennale 2018 có chủ đề “Xây dựng một vùng quê tương lai”. Gian hàng của Trung Quốc tại sự kiện này đã chú trọng vào khám phá công nghệ và ý tưởng mới để tạo ra các khu vực nông thôn Trung Quốc tốt đẹp hơn.

image050.jpgimage052.jpgimage053.jpgimage056.jpg

Đây là một gian hàng ngoài trời được chế tạo bằng kỹ thuật số có tên gọi “The Cloud Village” (Ngôi làng trên mây), được thiết lập cùng với triển lãm quốc gia tại Venetian Arsenale. The Cloud Village có dạng xoắn tạo ra một chuỗi không gian mở và nửa kín dưới mái nhà. Gian hàng cũng tìm cách truyền tải những nét trừu tượng của cuộc sống hàng ngày ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi không phải lúc nào cũng xác định ranh giới giữa khu vực riêng tư và công cộng.

Sống với sự phát triển định hướng chuyển tiếp

Ronald Lu & Partners, chuyên gia TOD hàng đầu với hơn 60 dự án TOD trên khắp Trung Quốc, hiện đang phát triển quần thể Thuận Đức ICC Country Garden Sanlonghui, thể hiện ý tưởng thiết kế TOD4.0 được nâng cấp, dự án mong muốn tạo ra “mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường”.

image057.jpgimage060.jpg

Thuận Đức ICC Country Garden Sanlonghui là một đại diện hoàn hảo cho ý tưởng thiết kế của TOD 4.0 khi tạo ra các khu dân cư lành mạnh và có thể đi bộ, giảm tắc nghẽn giao thông và thúc đẩy giao thông công cộng, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm và tiêu thụ năng lượng.

image061.jpgimage063.jpg

Tọa lạc tại biên giới Quảng Châu và vịnh Sanlong Phật Sơn, dự án rộng 518.320m2 sẽ được trang bị đầy đủ các chức năng đô thị, bao gồm 2 tuyến tàu điện ngầm, 1 bến xe buýt, 8 tháp dân cư, 2 tháp căn hộ dịch vụ, 1 trung tâm mua sắm quốc tế , 1 cao ốc văn phòng hạng A, 1 nhà trẻ, và các tiện ích cộng đồng khác.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Phương án đô thị hóa bền vững cho các thành phố có tốc độ phát triển nhanh
  • Làm thế nào để “kiểm chứng tương lai” một thành phố? 4 sáng kiến để tăng khả năng phục hồi
  • Chiêm ngưỡng kỳ quan quy hoạch đô thị của thành phố Barcelona
  • Trí tuệ nhân tạo AI sẽ thay đổi cuộc sống đô thị ra sao?
  • Những thành phố tương lai: Đông hơn nhưng “xanh” hơn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022