Nằm trong cuốn sách “How to turn a place around” (tạm dịch: Cách để xoay chuyển một địa điểm), 11 nguyên tắc dưới đây đã được chắt lọc giúp bạn hiểu hơn về cách tạo ra một không gian công cộng sôi động và tiện ích.
Internaitional placemakinng Week là sự kiện được tổ chức bởi dự án dành cho không gian công cộng PPS, đây là nơi quy tụ các chuyên gia hàng đầu để nghiên cứu, thảo luận về tư tưởng và chiến lược nhằm thúc đẩy các khái niệm về Placemaking trong thành phố và cao hơn là cấp độ quốc tế. Trước đó, chương trình này cũng đã được tổ chức thành công 3 mùa tại Vancouver (2016), Amsterdam (2017) và Chattanooga, Tennessee (2019).
Các tổ chức phi lợi nhuận tại sự kiện này đã góp phần cùng những KTS tạo ra và duy trì không gian công cộng vững mạnh, sôi động; đồng thời soạn thảo cuốn sách “How to turn a place around” (tạm dịch: Cách để xoay chuyển một địa điểm), cuốn sách xác định về những xu hướng kiến trúc công cộng, tạo ra 11 nguyên tắc cần tuân thủ nhằm tạo ra không gian cộng đồng sôi động.
Khám phá 11 nguyên tắc cùng những ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về thiết kế không gian công cộng nhé.
1. Cộng đồng là yếu tố quan trọng tiên quyết
Điểm khởi đầu quan trọng nhất trong việc phát triển bất kỳ một không gian công cộng nào chính là việc xác định tài năng và tài sản trong cộng đồng. Cụ thể đó là những người có thể cung cấp những quan điểm lịch sử, những hiểu biết có giá trị về cách thức hoạt động của khu vực và các vấn đề quan trọng có ý nghĩa đối với cộng đồng.
Với ý tưởng xây dựng “một cuộc sống tốt đẹp hơn trong khu phố”, Tapis Rouge là một trong những công trình công cộng ở Carrefour-Feuilles, Haiti tạo ra các không gian đa chức năng, khuyến khích tương tác xã hội và hướng tới một môi trường an toàn, không có bạo lực và thân thiện hơn. Công trình được tạo ra với xu thế hoàn toàn hướng tới cộng đồng thông qua các tiếp cận có sự tham gia của tất cả mọi người.
Theo đó, không gian được thiết kế nhằm nâng cao ý thức sở hữu, bản sắc và niềm tự hào của người dân tại khu vực mà họ sinh sống. Người dân và các họa sĩ địa phương thậm chí còn tạo ra những bức tranh tường đầy màu sắc giúp gắn kết mọi người trong công đồng.
2. Tạo ra “địa điểm“, không chỉ là một bản thiết kế
Để thay đổi một không gian hoạt động kém hiệu quả thành một địa điểm thu hút, các yếu tố vật lý phải được đưa vào khiến mọi người thoải mái đón nhận hơn. Tựu chung, mục tiêu của công trình là nhằm tạo ra một địa điểm mang đậm tính cộng đồng, hình ảnh thoải mái cũng như bối cảnh, hoạt động và mục đích sử dụng phù hợp, linh hoạt.
Superkilen là một công trình đô thị đương đại của một khu vườn phổ quát; bao gồm 3 thực thể: Không gian đô thị dài nửa dặm, khu phố đa dạng về sắc tộc và khu dân cư sinh sống được xem như một cuộc triển lãm khổng lồ về 60 quốc tịch khác nhau cùng có mắt tại khu vực này. Điểm nổi bật là công trình công viên bao gồm các yếu tố đa dạng, từ dụng cụ thể dục như ở bãi biển LA đến những cây cọ Trung Quốc. Trên thực tế, toàn bộ thiết kế được phân chia rất rõ ràng: quảng trường đỏ là nơi tích hợp các chức năng như siêu thị mua sắm, văn hóa thể thao; quảng trường đen là bộ mặt của đô thị, công viên cây xanh bao gồm các công trình thể thao và sân chơi.
3. Tìm kiếm cộng sự
Việc có thêm nhiều đối tác tiềm năng thực sự rất quan trọng đối với sự thành công trong tương lai. Đó có thể là các tổ chức địa phương, viện bảo tàng hoặc có thể là cả trường học, đều là những đối tác khả thi đối với một công trình công cộng. Họ là những yếu tố vô giá trong việc cung cấp hỗ trợ và khởi động cho công trình.
Công trình tiện ích đô thị Amenidades Urbanas là một dự án mà nhiều đối tác đã cùng hợp tác với nhau để tạo ra. Cụ thể, công trình này được phát động bởi thành phố Caracas, phối hợp với tổ chức Sứ mệnh Xã hội về Tri thức và Công việc – tổ chức của Pico Collective, cùng sự hỗ trợ của cộng đồng trong khu vực với mục đích cải tạo đô thị, tạo ra một không gian công cộng giải trí cho khu vực xung quanh nhà ở của người dân.
4. Chú ý quan sát sẽ mở mang được nhiều điều
Chỉ cần chú ý quan sát, bằng cách nhìn vào những không gian công cộng mà mọi người đang sử dụng hoặc không sử dụng, bạn sẽ thấy rõ loại hoạt động hay tiện ích nào đang thiếu và những gì có thể kết hợp cùng với chúng. Hơn nữa, khi những không gian này được xây dựng, việc tiếp tục quan sát chúng sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc về cách quản lý và khiến chúng có thể phát triển lâu dài theo thời gian.
Tại thời điểm những năm 1950, những đứa trẻ hàng xóm luôn thích một sân chung phía sau nhà trong một khu đất chung. Quan sát được điều này, các KTS có lẽ cho rằng đây là yếu tố thúc đẩy một thiết kế nhằm phục vụ cho việc sử dụng đất công. Và khu phố Five Fields được ra đời trong bối cảnh như thế. Đây là một công trình công cộng với sự hợp tác của nhiều KTS nổi tiếng. Một khu phố được hình thành như một thử nghiệm để nuôi dưỡng một cộng đồng bằng cách tạo ra một mảnh đất chung. Có thể theo thời gian, các chủ sở hữu nhà đã thay đổi, tuy nhiên cộng đồng nơi đây và sự quan tâm, đánh giá cao của họ về mảnh đất chung này vẫn còn tồn tại.
5. Có tầm nhìn
Cốt lõi của một công trình hoặc một không gian gian công cộng đều nằm ở cộng đồng. Nó mang lại cảm giác tự hào cho những người sống và làm việc trong những khu vực xung quanh.
Được coi là một trong những không gian công cộng đương đại đầu tiên ở Caucasus của Nga, Công viên Hussein bin Talal ở Grozny đã đặt thêm các công trình công cộng như: công viên trượt băng, sân thể thao, sân chơi, các khu giải trí, ao nước, giảng đường và rất nhiều các hoạt động công cộng khác. Công trình công cộng Hussein bin Talal đã cho thấy cách giải quyết các vấn đề trong một khu vực có dấu hiệu đi xuống, tầm nhìn chính là xóa bỏ các dấu hiệu bị tàn phá và mục nát khỏi không gian đó. Đồng thời tạo ra cho thành phố một loại hình đô thị mới có thể thu hút cư dân ở nhiều độ tuổi khác nhau, cùng nhau kết nối văn hóa giữa các quốc gia và tạo ra cơ sở hạ tầng hiện đại tối ưu.
6. Bắt đầu với những cải tiến ngắn hạn: Nhẹ hơn, nhanh hơn và rẻ hơn
Các yếu tố thiết kế tỉ mỉ hay sự phức tạp của không gian công cộng khiến việc bắt tay vào thực hiện công trình trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất là hãy thử nghiệm với những cải tiến ngắn hạn, được kiểm tra và nâng cấp cải tiến trong nhiều năm như: chỗ ngồi, quán cà phê ngoài trời, những nghệ thuật công cộng, hoặc khu vườn công cộng, tranh tường,…
Thông qua các vật liệu tái chế, Urban Bloom là một không gian thử nghiệm biến nơi từng là bãi đậu xe thành một khu vườn bền vững cho đô thị lý tưởng. Nơi đây được sắp xếp tạo ra một cảnh quan xen kẽ, nhấp nhô, một nơi tập hợp những mô hình công cộng thông thường khác nhau như: sinh hoạt chung, những bài giảng nhỏ, rạp hát ngoài trời,… Ngoài ra các pallet gỗ cũng giúp tạo nên một khu vườn rộng mở, chào đón người dân một cách thân thiện thoải mái. Thiết kế này khuyến khích du khách có thể khám phá nhiều không gian khác nhau và thông qua trải nghiệm của chính họ để giải thích về đặc điểm cốt lõi của chúng.
7. Ngoại thất đường phố nhằm tăng sự tương tác cộng đồng
Cuốn sách đề cập đến khái niệm “Triangulation” – là quá trình mà một số kích thích bên ngoài cung cấp mối liên kết giữa mọi người và thúc đẩy những người lạ nói chuyện với những nhau như thể họ đã quen biết nhau từ trước; cụ thể là sự kết nối trong môi trường không gian công cộng và những ngoại thất đường phố đóng vai trò quan trong, được xem là thực sự cần thiết cho điều đó. Bởi nó có thể được lựa chọn và sắp xếp với các yếu tố khác nhau, trong mối quan hệ khác nhau nhằm đưa mọi người lại gần và hòa đồng hơn.
Pioneer Square Sept. 6-7Ngoại thất đường phố đã có những bước biến đổi trong thiết kế mà điều đó được thực hiện ở trung tâm thành phố Seattle trong Lễ hội Thiết kế Seattle. Bằng cách giới thiệu cho không gian công cộng 8 mô-đun có thể di chuyển kết hợp, thiết kế này đã tạo ra một cấu hình vô tận có khả năng tạo thành một chuỗi chỗ ngồi hoặc không gian vui chơi. Công trình đường phố được thực hiện bởi LMN Architects đã thực sự tạo ra sự tương tác trong môi trường đường phố vốn dĩ bình thường. Ngoại thất đường phố với nhiều chức năng khả thi đã tạo ra một trung tâm tạm thời để trò chuyện, vui chơi và gắn kết.
8. Vượt qua những trở ngại
Trên thực tế, để tạo ra một địa điểm công cộng phù hợp và tiện ích không phải là điều dễ dàng, chính những chuyên gia đôi khi cũng khó có thể nắm bắt được tốt nhất các yếu tố để tạo ra không gian công cộng. Chính vì vậy, trong quá trình tạo ra một không gian tốt, dĩ nhiên không thể tránh khỏi việc gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, với một quy trình phức tạp, những cải tiến được nuôi dưỡng từ cộng đồng có thể chứng minh tầm quan trọng của địa điểm và giúp họ vượt qua những trở ngại.
Công trình cải tạo không gian công cộng cho Đơn vị Nhà ở San Pablo Xalpa nhằm mục đích chuyển đổi “đơn vị nhà ở theo phái” thành “khối thống nhất chung”. Trước đây, công trình được chia cắt bằng tường, hàng rào do người dân tự xây, chiếm dụng không gian công cộng. Với một chiến lược toàn diện, mọi người đã cùng nhau đóng góp vào việc thiết kế lại không gian của họ và loại bỏ các hàng rào. Đây được xem là một thiết kế đặc biệt thú vị. Theo đó, các mô-đun được trang bị cho các hoạt động khác nhau và một phòng đa chức năng được xây dựng thêm, thường được sử dụng làm thư viện.
9. Chức năng hỗ trợ
Mặc dù đối với không gian công cộng, các thiết kế đóng vai trò quan trọng, những yếu tố bổ trợ khác cũng có tác động vô cùng to lớn. Đó là những ý kiến đóng góp từ cộng đồng, từ những đối tác tiềm năng và cả sự hiểu biết về cách thức hoạt động của các không gian khác, hay quá trình thử nghiệm và vượt qua những trở ngại về không gian,… Cân nhắc những yếu tố này sẽ cho biết bạn cần hình thức nào để đạt được một không gian công cộng hoàn hảo có tầm nhìn cho tương lai.
Chạy qua công viên Red Ribbon (ở Qinhuangdao, Trung Quốc) là một “dải ruy băng đỏ” dài 500m, được tích hợp các chức năng chiếu sáng, có chỗ ngồi, diễn giải về môi trường và định hướng của nó. Với thiết kế tối giản nhưng sinh động, công trình đặt ra một thách thức về bảo tồn môi trường sống tự nhiên ven song, đồng thời tạo ra cơ hội mới để giải trí và giáo dục về môi trường. Công trình đã chứng minh một giải pháp thiết kế nhỏ có thể đạt được sự cải thiện đáng kể về cảnh quan.
10. Tiền không phải là vấn đề
Khi công trình được đưa vào hoạt động, chi phí các dịch vụ công cộng như: quán cà phê, hoa, chỗ ngồi,… là yếu tố giúp thu hồi lại thậm chí là nhân lên những đầu tư trước đó. Hơn nữa, khi nhiều bên cùng tham gia vào xây dựng không gian này, chi phí sẽ được chia nhỏ đối với mỗi chủ thể tham gia.
CatalyticAction đã thiết kế và xây dựng một sân chơi tại một trong những trường học được phát triển trong các khu định cư dành cho người tị nạn. Công trình cho phép cấu trúc dễ dàng tháo rời, vận chuyển và lắp ráp lại hoặc lắp đặt lại. Công trình công cộng Bar Elias, Lebanon đã mở rộng việc cung cấp những giải pháp được cho là cần thiết trong các tình huống khẩn cấp, đồng thời đặt câu hỏi về định nghĩa của một sân chơi đồng thời có khả năng ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, công trình có cung cấp các phương tiện vui chơi cũng như khuyến khích trẻ em tự thiết kế sáng tạo sân chơi cho riêng mình.
11. Luôn đổi mới linh hoạt
Những yếu tố tiện nghi dần bị hao mòn theo thời gian, hay những nhu cầu thay đổi của con người và nhiều điều xảy ra khác trong môi trường đô thị hiện đại luôn cần sự đổi mới. Vì vậy mà các công trình công cộng cũng cần phải có những thay đổi và sự linh hoạt để đáp ứng với thức tế nhu cầu mới.
Green Cloud là một công trình có phương pháp cải tạo nhằm nâng cao khả năng quản lý nước mưa cũng như mang lại không gian xanh và tiện nghi cho cư dân. Sáng kiến này đã tạo ra các khu hoạt động văn hóa, nơi các hoạt động mới được giới thiệu một cách tự phát, làm cho công trình liên tục phát triển.
Biên dịch | H.N (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- Khu trưng bày nghệ thuật công cộng khổng lồ đầu tiên trên thế giới được xây dựng bằng kính phản chiếu
- Công viên đâu nhất thiết phải trồng cây xanh: 10 quan điểm thiết kế ngoại cảnh không thể bỏ qua
- Công viên đô thị Guaíba Orla: Từ vấn đề nan giải của thành phố tới diện mạo mới của miền Nam Brazil