Thời trung cổ, người dân xứ sở bạch dương dựng lên các nhà thờ trong một ngày để đối phó với những thảm họa đang hoành hành.

Nhiều cộng đồng người Nga, đặc biệt ở vùng Novgorod và Pskov thời trung cổ, tin tưởng rằng xây dựng nhà thờ có thể đối phó với những thảm họa, thường là dịch bệnh. Công trình truyền thống này được gọi là obydennaya tserkov, có nghĩa là “nhà thờ một ngày”.

Những nhà thờ này là thành tựu của cả một cộng đồng góp sức xây dựng, với thiết kế đơn giản bằng gỗ và quy mô nhỏ. Quá trình xây dựng thường bắt đầu vào ban đêm, kết thúc trước khi mặt trời lặn của hôm sau. Theo niềm tin của họ, khi màn đêm buông xuống, nhà thờ phải được thánh hiến (sự thánh hiến là tách rời một người hay một vật ra khỏi lãnh vực phàm tục, để dành riêng cho công việc thánh).

1-5.jpg

Trường hợp đầu tiên được ghi lại về truyền thống xây obydennaya tserkov là từ năm 1390, khi một ngôi làng ở Novgorod dựng lên một nhà thờ nhỏ bằng gỗ với hy vọng đẩy lùi dịch hạch đang hoành hành khắp châu Âu. Theo ghi chép từ biên niên sử Novgorod, những người nông dân mang những khúc gỗ từ rừng và dựng lên một nhà thờ trong một ngày dưới sự đôn đốc của giám mục. Sau khi dựng xong, nhà thờ được giám mục thánh hiến trong ngày và cử hành phụng vụ. Một sự trùng hợp là không lâu sau đó, bệnh dịch kết thúc. Người dân tin rằng mọi chuyện tốt lành xảy ra là nhờ lòng thương xót của Chúa, thánh Sophia đáp lại những lời cầu nguyện, và phước lành của vị giám mục.

Trong thế kỷ 15 và nửa đầu 16, những nhà thờ obydennaya tserkov xuất hiện nhiều hơn ở vùng Pskov và Novgorod. Tất cả đều gắn liền với một dịch bệnh đe doạ cộng đồng. Ít nhất hai nhà thờ ở Pskov, được xây dựng vào năm 1522, để đối phó với dịch bệnh đổ mồ hôi bí ẩn, còn được gọi là “mồ hôi Anh”. Một thập kỷ sau, dịch đậu mùa bùng phát, và ngày càng nhiều nhà thờ xuất hiện hơn.

3-1.png

Việc xây dựng những nhà thờ này thường là sự đồng lòng từ cộng đồng, hoặc đôi khi là do lệnh từ Sa hoàng. Năm 1522, khi một nhà thờ obydennaya tserkov dành riêng cho thánh Varlam Khutynskii không ngăn chặn được dịch bệnh ở Pskov, đại công tước của Moskva Vasilii III lệnh cho xây dựng một nhà thờ thứ hai bằng tiền riêng của mình. Nhà thờ này tôn vinh Đức mẹ đồng trinh Maria.

Năm 1532, khi Pskov đang lầm than giữa đại dịch đậu mùa,Vasilii III đã trả tiền để xây dựng nhà thờ Tổng lãnh thiên thần Gabriel. Hai thập kỷ sau, Ivan IV, con trai cả của Vasilii III, xây thêm hai nhờ trong một nỗ lực tuyệt vọng để xoa dịu các vị thần, đẩy lùi bệnh dịch hạch lây lan khắp thành phố.

“Nhà thờ một ngày” cuối cùng được xây vào năm 1654 ở Vologda. Đó cũng là năm một trận dịch hạch nghiêm trọng bùng phát khắp miền Trung nước Nga, khiến hàng nghìn người chết. Tháng 8/1654, dịch bệnh tràn đến Vologda, mang theo nhiều tang tóc. Nhiều người chuyển sang thuyết duy linh như cầu nguyện, ăn chay để thoát khỏi căn bệnh nhưng vô ích. Sau đó, họ phát nguyện xây một nhà thờ trong 24 giờ. Nhà thờ mới được dành riêng cho Đấng Cứu Rỗi.

Tài liệu cổ ghi lại rằng, nhà thờ hoàn thành như có phép màu “cải tử hoàn sinh”, dù các nhà nghiên cứu hiện đại nhấn mạnh rằng dịch bệnh vốn trên đà suy yếu từ khi người dân bắt tay vào xây dựng nhà thờ này. Thêm nữa, vị trí địa lý ở phía Bắc và thời tiết lạnh giá của Vologd đã ngăn chặn ảnh hưởng của dịch bệnh đến người dân tại đây, bởi vi khuẩn dịch hạch rất nhạy cảm với những thay đổi của nhiệt độ.

4-7.jpg

Truyền thống xây dựng nhà thờ một ngày hoàn toàn biến mất tại Nga vào thế kỷ 18, và chỉ được hồi sinh từ cuối thế kỷ 20. Khắp nước Nga không có obydennaya tserkov nguyên bản nào từ thời trung cổ còn trụ lại. Để bảo tồn các công trình cổ, người ta thường xây dựng lại bằng đá. Một số obydennaya tserkov được phục dựng bằng đá, khách du lịch có thể ghé thăm, ngày nay là nhà thờ thánh Varlaam Khutynsky ở Pskov, nhà thờ Anastasia Uzoreshitelnitsa tại thành phố Mariinsk, nhà thờ Thánh Simeon ở Veliky Novgorod.

Một trong những công trình ấn tượng nhất từng tồn tại là Nhà thờ Chúa Cứu Thế Spaso-Vsegradsky ở Vologda. Khi nhà thờ mới bằng đá được cất lên, toà nhà cổ bằng gỗ vẫn đứng giữa công trường và mọi hoạt động xung quanh vẫn tiếp tục như bình thường. Năm 1895, phiên bản Spaso-Vsegradsky mới được chỉ định trở thành nhà thờ lớn, nhưng bị phá bỏ vào năm 1972 theo quyết định của chính quyền. Những bức tường đá của nó vững chãi đến mức thuốc nổ tỏ ra vô dụng, chính quyền phải huy động xe tăng đến phá dỡ. Hiện chỉ còn một tượng đài hình cây thánh giá được dựng giữa Vologda để tưởng niệm công trình nổi tiếng một thời.

Obydennaya-tserkov-Những-nhà-thờ-được-xây-trong-một-ngày-ở-Nga-3Tải xuống

Một nhà thờ một ngày được dựng lên ở Chersonesus, gần Sevastopol, Crimea vào năm 2015 với nỗ lực phục hồi truyền thống cổ xưa. Sau khi xây dựng, công trình được tháo dỡ và di dời đến một địa điểm cố định.

Theo VNExpress

XEM THÊM:

  • Våler Kirke – Nhà thờ có thiết kế “góc cạnh” độc đáo gợi nhớ về tiền thân lịch sử của nó
  • Kế hoạch khôi phục nhà thờ Đức Bà Paris
  • Nhà thờ Northern Lights – điểm ngắm cực quang lý tưởng ở Na Uy

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022