Cùng mắc ung thư trực tràng và ung thư đại tràng - tình huống hiếm gặp

Theo các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân nam 66 tuổi từ Ninh Bình nhập viện với biểu hiện: rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh trong vòng 3 tháng gần đây.

Theo kết quả soi đại tràng, các bác sĩ phát hiện một khối u to nằm ở trực tràng, cách hậu môn khoảng 10cm và khối u thứ hai nằm ở đại tràng bên phải kích thước nhỏ hơn khoảng 2cm.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hoàng Hà – Trưởng Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa cho biết, bệnh nhân là trường hợp đặc biệt chẩn đoán mắc đồng thời ung thư trực tràng và đại tràng – một tình huống hiếm gặp với tỷ lệ chỉ khoảng 2–5% trong ung thư đại trực tràng.

ung-thu-dai-trang-ung-thutruc-trang-1753428030979750122610.jpg

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh.

Sau khi hội chẩn chuyên khoa, người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại tràng và trực tràng có khối u kết hợp lấy toàn bộ hạch di căn trong ổ bụng.

Từ ca bệnh trên, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hoàng Hà cảnh báo, người dân cần đi khám sớm khi có thay đổi thói quen đại tiện, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc có yếu tố nguy cơ như polyp đại tràng, viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng nói riêng và ung thư đường tiêu hóa nói chung cần được kiểm tra sớm.

Tầm soát định kỳ bằng nội soi đại tràng mỗi năm là biện pháp hiệu quả để sớm phát hiện và điều trị triệt để ung thư đại-trực tràng.

Những bệnh lý thường gặp ở trực tràng và đại tràng

Đại tràng và trực tràng là hai bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, và cả hai đều có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác nhau, từ viêm nhiễm nhẹ đến ung thư. 

Các bệnh lý liên quan đến hai bộ phận này thường có những biểu hiện đặc trưng và cần được chẩn đoán, điều trị kịp thời để tránh biến chứng.

ung-thu-dai-trang-ung-thu-truc-trang-1753428167079228220764.jpg

Ảnh minh họa

Bệnh lý về đại tràng

Ung thư đại tràng

Là một trong những loại ung thư phổ biến nhất, thường phát triển từ các polyp lành tính trên thành đại tràng, sau đó có thể chuyển thành ác tính. Ung thư đại tràng thường tiến triển chậm và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn.

Viêm đại tràng

Đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc bên trong đại tràng, gây ra đau bụng, tiêu chảy, và đôi khi có máu trong phân.

Viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích)

Là một dạng rối loạn chức năng đại tràng mà không có tổn thương thực thể. Người bệnh thường bị đau bụng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, do sự co bóp bất thường của đại tràng.

Viêm đại tràng giả mạc: Bệnh này thường do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra, đặc biệt là sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài. Nó gây ra viêm nghiêm trọng ở đại tràng, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, sốt, và mất nước nặng.

Bệnh lý về trực tràng

Viêm loét trực tràng

Đây là tình trạng viêm và loét ở niêm mạc trực tràng, thường gặp trong các bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Sa trực tràng

Xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ trực tràng trượt ra ngoài qua ống hậu môn. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng thường gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Polyp trực tràng

Là các khối u nhỏ phát triển từ niêm mạc trực tràng, có thể là lành tính hoặc ác tính.

Ung thư trực tràng

Giống như ung thư đại tràng, ung thư trực tràng thường xuất phát từ polyp.

Các bệnh lây qua đường tình dục

Trực tràng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, và chlamydia.

ung-thu-dai-trang-17532639269442085998955-74-65-533-800-crop-17532640326812062180051.pngNgười phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022