Người khiếm thính có hạn chế trong khả năng nghe, do đó đòi hỏi một cách thức trải nghiệm môi trường riêng biệt để đáp ứng những hoạt động sống. Liệu có thể nâng cao trải nghiệm này thông qua thiết kế nội thất không? Kienviet.net sẽ giới thiệu cho bạn 6 gợi ý khi thiết kế kiến trúc dành cho người khiếm thính.

Trái ngược với những gì chúng ta có thể tưởng tượng, khiếm thính không phải lúc nào cũng do bẩm sinh mà có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, gần 1/3 trong số những người trên 65 tuổi bị suy giảm thính lực. Tuy nhiên, từ một khía cạnh nào đó, khiếm thính có thể coi là một “sự khác biệt” hơn so với “khuyết tật”.

a.jpg

Mặc dù không gian của người khiếm thính không đáng chú ý như không gian dành cho người khiếm thị hoặc hạn chế khả năng vận động, song việc giảm khả năng nghe đòi hỏi một cách thức trải nghiệm môi trường sống có đặc tính riêng nhất.

Dưới đây là 6 gợi ý cho bạn khi thiết kế không gian kiến trúc dành cho người khiếm thính, suy giảm khả năng nghe.

Xem xét trong mục đích thiết kế

Rõ ràng, vấn đề đầu tiên cần tính đến là thiết kế nội thất của một ngôi nhà khác với nội thất của một bệnh viện dù cả hai nơi đều dành cho người khiếm thính. Mối liên hệ, kích thước và chuyển động trong không gian khác nhau cũng như âm lượng và mục đích của âm thanh. Tuy nhiên, sẽ luôn có một số mẫu số chung cần tính đến để thiết kế không gian thoải mái hơn về mặt âm học.

Bố trí nội thất và tầm nhìn

Người khiếm thính sử dụng những phương pháp khác nhau để giao tiếp, kết hợp ngôn ngữ viết, thiết bị hỗ trợ thính lực, ngôn ngữ ký hiệu hoặc nói bằng miệng trong một số trường hợp. Do đó, điều quan trọng là tạo ra điều kiện không gian để giao tiếp hiệu quả sao cho những người đối thoại phải luôn nhìn đối diện nhau một cách thoải mái mà không cần phải ngập ngừng khi nhìn nhau trò chuyện.

f.jpgTạo ra điều kiện không gian cho người khiếm thị giao tiếp hiệu quả

Bạn có thể xem xét phân bố rộng hoặc tròn thay vì phân bố tuyến tính cho không gian của hơn 4 người, tạo điều kiện cho kênh giao tiếp mở, nơi tất cả mọi người có thể nhìn thấy nhau dễ dàng. Sự phân chia không gian và đồ nội thất di động có thể giúp tổ chức các phòng phù hợp đặc điểm này. Về tính di động, điều quan trọng là phải tạo ra các tuyến đường cho phép mọi người nhìn nhau và vẫn có thể đi lại trong không gian một cách an toàn. Đường dốc, cửa tự động, yếu tố bảo mật đồ họa hay biển báo chỉ dẫn đều có ích trong những trường hợp này.

Độ sáng, ánh sáng và phản xạ

Ánh sáng đóng vai trò cơ bản trong việc đảm bảo không chỉ sự thoải mái mà còn để giao tiếp. Màu sắc tương phản với tông màu da giúp người khác cảm nhận được rõ nét khuôn mặt và chuyển động cơ thể. Ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo cần đủ để đảm bảo tầm nhìn rõ ràng nhưng tránh chói mắt và tránh sự thay đổi đột ngột của bầu không khí, có thể gây nhiễu loạn. Cửa sổ cần được chỉnh sáng bên trong cũng như kính và gương.

Một số chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng gương để duy trì khả năng kiểm soát môi trường tốt hơn, đặt đúng vị trí và không gây nhầm lẫn không gian.

b.jpg

Không gian đa giác quan

Một số người cho rằng, khi một người khiếm khuyết một phần giác quan, bù lại họ sẽ nhạy bén hơn. Màu sắc, bóng tối thậm chí cả những rung động nhỏ có thể giúp những người hạn chế thính giác hiểu rõ hơn hoặc cảnh giác hơn với môi trường xung quanh. Trong nền văn hóa nghe nhìn cao, chúng ta thường quên đi trải nghiệm không gian bao gồm tất cả các giác quan.

Thiết kế đa giác quan, bắt nguồn từ những năm 1950, đề xuất việc tận hưởng không gian thông qua mọi giác quan, mở ra trải nghiệm mới, có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều người dùng hơn. Cho đến nay, các thủ pháp thiết kế đa giác quan đã khám phá nhiều nhất trong các cuộc triển lãm và sắp đặt nghệ thuật.

c.jpgThiết kế không gian đa giác quan dành cho người khiếm thính

Tối ưu hóa âm thanh

Trái với suy nghĩ thông thường, tiếng ồn – ngoài việc là nguyên nhân nghiêm trọng gây mất thính lực – còn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của những người có mức độ nghe kém. Bất kể cấp độ nào, những người có khả năng nghe kém khi cảm nhận âm thanh có thể gây mất tập trung, đặc biệt với trường hợp người dùng thiết bị trợ thính. Sự dội âm do sóng âm thanh và phản xạ lại bởi các bề mặt cứng có thể gây mất tập trung và thậm chí gây đau đớn, khó chịu.

Do vậy, để cải thiện những điều này, bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc âm học cơ bản. Cải thiện âm thanh của không gian trong nhà chủ yếu bao gồm giảm độ vang của âm thanh bằng cách nhận biết độ hấp thụ của các vật liệu xung quanh, phân phối tiếng ồn một cách chính xác hoặc những nguồn âm thanh như máy móc, loa, hoặc xem xét những tiếng ồn xung quanh tùy thuộc mục đích sử dụng của từng không gian.

g.jpg

Vật liệu, đồ vật và công nghệ mới

Để thiết kế toàn diện, cần phải nghĩ tới những giải pháp đơn giản không làm tiêu tốn nhiều chi phí cơ bản của dự án và không phụ thuộc vào các giải pháp cụ thể có thể tồn tại trên thị trường.

Những giải pháp đơn giản này có thể thực hiện bằng cách xem xét đặc tính của vật liệu hấp thụ và phản xạ để giảm cường độ âm thanh truyền từ không gian này sang không gian khác, cũng như xem xét ảnh hưởng của vật liệu trong đời sống hàng ngày như: tránh các bề mặt hoặc vật liệu quá sáng trong sàn nhà và đồ nội thất thường gây ra tiếng ồn khi tiếp xúc (ví dụ như khi dịch chuyển đồ đạc) hoặc truyền rung động (như sàn gỗ vang khi đi lại).

d.jpg

Ngoài các vật liệu ốp, có những vật dụng và công nghệ mà khi tính đến các hoạt động hàng ngày có thể giúp không gian thoải mái hơn. Như khu vực đông dân cư, chúng ta đã quen với ô nhiễm tiếng ồn từ tiếng chuông, chuông cửa, còi tàu xe, động cơ xe, các khu đang xây dựng… – cản trở sự thoải mái âm thanh của mọi người. Xem xét các dấu hiệu trực quan như cảnh báo ánh sáng hoặc dựa vào kỹ thuật số hoặc giao tiếp bằng văn bản, ký hiệu có thể là giải pháp đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, còn có các công nghệ mới có thể chuyển âm thanh sang hình ảnh và rung động để người dùng có trải nghiệm đa dạng hơn hoặc các ứng dụng nhận dạng âm thanh xung quanh (ví dụ như âm thanh máy giặt) hoặc dịch cảnh báo thành màu sắc.

e.jpg

Kết

Nói tóm lại, một thiết kế thực sự bao hàm không phải lúc nào cũng cần đầy đủ những cân nhắc đặc biệt trên, mà nên kết hợp được các nhu cầu cơ bản đối với mọi người và quan trọng hơn hết để tạo được môi trường thân thiện với tất cả đối tượng, bất kể những hạn chế cụ thể của họ.

Biên dịch | Vũ Hương

XEM THÊM:

  • Tiếp cận các công trình kiến trúc dưới con mắt của một người khuyết tật
  • Rào cản trong tiếp cận công trình cho người Điếc và người Khiếm thính
  • Thư viện Rammed Earth Muyinga mang đến một trải nghiệm học tập cho trẻ khiếm thính ở Burundi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022