Ghế Wiggle đã đảo lộn những quan niệm về những tấm bìa các tông - thứ vật liệu tưởng chừng như không có giá trị và sức mạnh để nâng đỡ. Vậy nhưng bằng sự kết nối với nhau, chúng đã tạo thành một “bó đũa” với sức mạnh có thể nâng được một chiếc ô tô.
Ghế Wiggle được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng từng đoạt giải Pritzker: Frank O. Gehry. Mẫu ghế hiện đại đầy chất điêu khắc này được coi là một biểu tượng của thiết kế nội thất hiện đại với sức hấp dẫn vượt thời gian.
*Giải Pritzker là giải thưởng thường niên của quỹ Hyatt, vinh danh một kiến trúc sư còn sống với những đóng góp của họ. Đây được xem như giải Nobel của kiến trúc.
Vào những năm 1960, xu hướng sử dụng các vật liệu nhẹ và tiết kiệm chi phí đã dẫn đến các thử nghiệm sử dụng bìa cứng trong thiết kế đồ nội thất.
Kiến trúc sư Frank Gehry đã phát triển một vật liệu bìa cứng được gọi là “edge board – bìa cạnh“, với cấu trúc sử dụng nhiều lớp các tông sóng được dán lại với nhau để làm cho tấm chắc chắn để ứng dụng cho đồ nội thất.
Frank Gehry đặt tên cho dòng đồ nội thất này là Easy Edges vì những đường cong mượt mà và cuốn hút của sản phẩm. Ghế Wiggle là mẫu thiết kế nổi tiếng nhất trong bộ sưu tập của Frank Gehry. Với hình dạng điêu khắc hấp dẫn, chiếc ghế là một yếu tố làm tôn lên bất kỳ không gian nội thất nào.
Câu chuyện đằng sau thiết kế mang tính biểu tượng của Frank Gehry
Khi một nhóm nghệ sĩ và nhà khoa học từ NASA tổ chức một cuộc họp tại studio của nghệ sĩ Robert Irwin vào năm 1969, họ đã yêu cầu kiến trúc sư Frank Gehry sửa sang lại nơi này một cách nhanh chóng. Với ngân sách eo hẹp nhất, Gehry đã nghĩ ra một thứ đơn giản nhưng đầy tinh tế: chỗ ngồi được làm từ các chồng bìa cứng – một vật liệu khiêm tốn mà người ta vẫn thường dùng nó để làm mô hình.
Ông từng phát biểu trên The Christian Science Monitor vào năm 1972 rằng: “Tôi phát hiện ra bằng cách xen kẽ các lớp nếp gấp, tấm bìa thành phẩm có đủ độ bền để nâng đỡ một chiếc ô tô nhỏ, kết cấu đồng nhất, mượt mà ở cả bốn mặt… Có thể cắt các phần bìa này thành các dạng hình học hoặc uốn cong chúng“.
Lo lắng sự nổi tiếng của nó sẽ làm lu mờ kiến trúc của mình, Gehry đã ngừng sản xuất Easy Edges vào năm 1973 và từ bỏ hoàn toàn đồ nội thất bằng bìa cứng vào năm 1982, cuối cùng nhượng lại quyền cho Vitra.
Ghế Wiggle – một vẻ ngoài đầy bất thường nhưng vô cùng quyến rũ
Chiếc ghế Wiggle lấy tên từ thiết kế hình dạng tròn trịa của nó vòng ra sau một cách độc đáo, được làm từ 60 tấm bìa cứng với viền bằng ván sợi và được giữ với nhau bằng các vít ẩn giúp cố định thân ghế. Chính hình dáng bất thường đã tạo cho chiếc Wiggle những nét quyến rũ riêng.
Frank Gehry là một trong những nhà thiết kế đầu tiên sản xuất đồ nội thất bằng bìa cứng, ông tạo ra chiếc ghế phụ Wiggle vào năm 1972. Vào những năm 1960 các nhà sản xuất đã tìm kiếm một giải pháp thay thế cho nhựa, nhưng phải vật lộn để tìm bất cứ thứ gì có thể cạnh tranh với tính linh hoạt và nhẹ của nó.
Tại thời điểm đó, bìa cứng thường chỉ là một lớp duy nhất và những nỗ lực để gia cố được thực hiện bằng cách gấp chúng lại. Nhưng Gehry đã tìm ra giải pháp một phần nhờ thời thơ ấu đã chơi trong cửa hàng của ông nội – xây dựng làng mạc và thành phố từ những mảnh ván ép vụn. Một ngày nọ, kiến trúc sư nhìn thấy một đống các tông sóng bên ngoài văn phòng của mình và bắt đầu thử nghiệm.
Ông đã sử dụng bìa cứng để xây dựng các mô hình kiến trúc và nhận ra nó rất chắc chắn khi dán lại với nhau.
KTS Frank Owen Gehry
Frank Owen Gehry, tên khai sinh là Frank Owen Goldenberg, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1929 và là một kiến trúc sư hậu hiện đại nổi tiếng. Các công trình của ông nổi tiếng bằng các đường cong tròn trịa, thường bọc bằng những vật liệu kim loại phản xạ.
Frank Owen Gehry sinh ra tại Toronto, Canada, hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ. Gehry sinh ra trong một gia đình người Do Thái gốc Ba Lan. Bố ông làm nghề buôn bán vật liệu, mẹ là một một người yêu âm nhạc. Những đặc điểm gia đình như vậy đã góp phần tạo dựng nên sự nghiệp của ông sau này. Thời trẻ, Gehry được các bạn cùng trường gọi là “Cá”, sau đó Frank Owen Goldenberg đổi tên thành Frank Owen Gehry vào năm 1954. Hiện nay, ông mang quốc tịch Mỹ.
Từ 1949 đến 1951, ông theo học tại trường Đại học Nam California (University of Southern California) và trường Đại học Los Angeles (1949-1951) và học thiết kế đô thị tại trường Đại học Harvard từ 1956 đến 1957. Ông nhận giải thưởng Pritzker năm 1989, giải thưởng thường niên danh giá nhất trong ngành kiến trúc, giải do Quỹ Hyatt tổ chức nhằm vinh danh một kiến trúc sư cùng những đóng góp của họ cho ngành kiến trúc. Vào năm 1999, ông được trao tặng huy chương vàng AIA bởi Hội kiến trúc sư Hoa Kỳ (American Institute of Architects, AIA).
Sáng tạo của ông đã nâng lên tầm cao của văn hóa kiến trúc, những công trình này sau đó đều đã trở thành những điểm du lịch tham quan nổi tiếng của thế giới.
Xem thêm ảnh:
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Classic Series: Ghế Wiggle - Câu chuyện “bó đũa” của những tấm bìa
Tổng hợp | Ban Biên Tập
XEM THÊM:
- Classic Series: Chris-X – Hình dáng đương đại, giá trị vĩnh cửu
- Classic Series: The Chair (PP 503) – Chiếc ghế của những vị Tổng thống
- Classic Series: Ghế Transat – Chương mới khác biệt cho thiết kế nội thất