mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet.jpg?resize=640%2C480&ssl=1mái tôn (ảnh trên) và mái ngói (ảnh dưới)

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế nên không gian sống, bên cạnh yếu tố công năng và yếu tố nghệ thuật thì yếu tố kĩ thuật-vật chất quyết định đến bảy mươi phần trăm giá trị của công trình , bởi kiến trúc là sự tổng hòa giữa mảng nghệ thuật và khoa học kỹ thuật, song một ngôi nhà bắt mắt nhưng thích nghi kém với điều kiện khí hậu ắt hẳn sẽ gây nhiều phiền toái hơn một ngôi nhà có vẻ ngoài không mấy đặc sắc nhưng bền vững theo thời gian.

Một chi tiết quan trọng hàng đầu của ngôi nhà chính là mái nhà – bộ phân tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với môi trường bên ngoài và sự biến đổi của khí hậu. Trong năm năm gần đây tại Việt Nam, sự trở lại của xu hướng lợp mái ngói đang dần thay thế mái tôn và được rất nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là ở những quốc gia Châu Âu, chúng ta hầu như không còn nhìn thấy sự xuất hiện của mái tôn trong các công trình nữa.

Ưu, nhược điểm của mái tôn và mái ngói:

  • Mái tôn:

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-1.jpg?resize=600%2C457&ssl=1Mái lợp tôn (quận Bình Tân)

Mái tôn thường nhẹ. Điều này đảm bảo cho ngôi nhà không đứng dưới áp lực chịu trọng tải  từ phần mái dồn xuống, cũng là để giữ an toàn cho các công trình xung quanh không bị ảnh hưởng bởi sức ép từ toà nhà của bạn xuống mặt đất. Và vì độ nhẹ của mái tôn mà việc thi công công trình cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Một điểm cộng nữa cho mái tôn chính là tính linh hoạt. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải thay đổi thiết kế cũng như cấu trúc của tòa nhà thì ta hoàn toàn có thể thở phào vì đối với mái tôn, điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Ngoài ra nhờ việc đơn giản trong sản xuất và thi công, giá thành cũng trở một ưu điểm lớn của mái tôn lợp.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-2.jpg?resize=640%2C475&ssl=1Cấu tạo của mái tôn nhìn từ bên dưới công trình

Tuy nhiên về lâu dài, mái tôn sau khoảng từ 3 đến 4 năm sẽ rất dễ bị bay màu dưới ảnh hưởng của thời tiết nên về mặt thẩm mỹ chưa được đánh giá cao.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-3.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Mái tôn sau một thời gian sử dụng.

Nhược điểm thứ hai là vì hệ thống khung và ốc vít của mái tôn được làm hoàn toàn bằng kim loại, nên dù bề mặt có sử dụng một lớp sơn chống rỉ nhưng cũng vẫn phải đảm bảo mái tôn luôn sạch sẽ để giảm thiểu sự ăn mòn theo thời gian. Kèm theo đó là tính dẫn nhiệt khiến ngôi nhà vào mùa hè rất dễ trong tình trạng lúc nào cũng nóng bức, cộng thêm khả năng chống ồn kém, và đặc biệt là đối với những vùng thường xuyên xảy ra dông lốc, bão,…thì mái tôn rất dễ bị hư hại, bị tốc, bị biến dạng và không thể tái sử dụng.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-4.jpg?resize=620%2C379&ssl=1Mái tôn bị hủy hoại sau cơn bão.

  • Mái ngói:

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-6.jpg?resize=640%2C480&ssl=1Mái ngói.

Ngói lợp được tạo nên nhờ hỗn hợp cát, xi măng, nước và màu đỏ mà chúng ta thường thấy chính là nhờ sắc tố màu của Fe(III) oxit. Sắc tố tích hợp trên bề mặt ngói với công nghệ mới Protegon cùng với hình dạng sóng uốn đôi có khả năng phản xạ đến 300% tia hồng ngoại, kết hợp với độ dày của ngói chính là lí do mà mái ngói có độ “trơ” nhất định đối với ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài, ngăn chặn sự bức nóng trong ngôi nhà. Bên dưới bề mặt của ngói công nghệ mới có khả năng chống lại sự chênh lệch nhiệt độ lên đến 10°C, tạo nên sự cân bằng và khiến cho không khí bên trong được cải thiện đáng kể.

Để sản xuất ngói, người ta nung hỗn hợp trên ở nhiệt độ khoảng 60°C, sau 28 ngày phơi, những viên ngói sẽ đạt được độ cứng bền của chúng. Qúa trình sản xuất ngói không hề tiêu tốn nhiều năng lượng nên rất thân thiện với môi trường và cũng rất kinh tế.

Thay vì một tấm lớn như mái tôn, mỗi một viên ngói thường có kích thước khoảng 424mm x 335mm. Điều này khiến cho việc sắp xếp và lắp đặt mái trở nên linh động hơn rất nhiều.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-9.jpg?resize=313%2C250&ssl=1Kích thước ngói chuẩn.

Với khả năng chống vỡ cao cùng những hệ vi kèo hoặc xà gỗ có cấu tạo chắc chắn, ổn định và an toàn hơn, nên mái ngói có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tại những vùng hay xảy ra thiên tai tốt hơn rất nhiều so với mái tôn.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet-7.jpg?resize=640%2C360&ssl=1Cấu tạo của mái ngói.

Không những thế, mái ngói cũng là một đặc trưng trong kiến trúc phương Đông mang đậm tính nghệ thuật. Tùy vào từng phong cách thiết kế mà công trình với mái ngói vừa đề cao được nét văn hóa truyền thống, thanh lịch, nhã nhặn, lại vừa có thể mang trong mình dáng dấp trẻ trung, hiện đại – một sự giao thoa đầy tinh tế.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet10.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Công trình “Vườn của Lucia”.

Điểm trừ duy nhất nếu như bạn lựa chọn mái ngói có lẽ là giá thành không mấy “dễ chịu” nếu so sánh với mái tôn. Tuy nhiên, đứng cùng vô số những lợi ích đem lại và cả tính lâu bền thì việc đầu tư vào mái ngói xứng đáng là khoản đầu tư vàng.

mai-ton-hay-mai-ngoi-la-giai-phap-toi-uu-kienviet11.jpg?resize=640%2C427&ssl=1Công trình “Nhà Step”.

Một ngôi nhà hoàn hảo không những phải đáp ứng được nhu cầu về mặt thẩm mỹ cho gia chủ, mà trên hết phải thích ứng được với điều kiện thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Việc các nước phát triển như Pháp hoặc Đức đầu tư công nghệ vào việc sản xuất ngói thay vì tôn lợp cũng là để cùng lúc giải quyết được nhu cầu về tính nghệ thuật cũng như kỹ thuật này.

 Xuân Hồng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022