Bắt đầu từ những năm 1880 ở thời kỳ tiền thuộc địa, người Pháp vào Đông Dương khai phá đã mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Khi đó họ nhận ra rằng khí hậu ở nơi đây đặc biệt là Việt Nam rất khắc nghiệt, nên bản thân kiến trúc sẽ phải thay đổi để thích nghi với điều kiện không thuận lợi, khác với chính quốc. Và kiến trúc Tiền thuộc địa ra đời, là tiền thân của kiến trúc Đông Dương sau này.

kien-truc-dong-duong-kien-viet-2-1.png?resize=640%2C471&ssl=1

Công trình điển hình ở thời kỳ này có Khách sạn Hanoi Metropole. Được thiết kế mang những đặc trưng của kiến trúc Pháp như hệ cột La Mã theo các trục thống nhất, hệ thống cửa sổ lặp lại một cách cân xứng. Giải pháp che nắng được áp dụng là cửa sổ được xây dịch vào trong một khoảng vừa đủ để giảm lượng nắng vào phòng, đồng thời cánh cửa được thiết kế với các tấm chắn nắng nghiêng xuống theo góc cố định

kien-truc-dong-duong-kien-viet-3-1.png?resize=640%2C196&ssl=1

kien-truc-dong-duong-kien-viet-6-1.jpg?resize=640%2C396&ssl=1Nội thất một phòng điển hình trong khách sạn Hanoi Metropole

Công trình nổi tiếng khác không thể không nhắc tới, là Nhà Hát Lớn Hà Nội với thiết kế thống nhất theo hình thức Nhà Hát Opera Garnier tại Paris. Nội thất phía trong là đặc trưng kiến trúc Phương Tây với sàn lát đá cẩm thạch Italy, đèn chùm bằng đồng cùng những bức bích họa kiểu Pháp trên trần nhà.

kien-truc-dong-duong-kien-viet-4.png?resize=640%2C398&ssl=1

kien-truc-dong-duong-kien-viet-5.png?resize=640%2C400&ssl=1

Kiến trúc Tiền thuộc địa dần dần trở nên một chiều bởi nó không khai thác được văn hóa Phương Đông, cũng bị giới tri thức Pháp phản đối rất nhiều do tính chất áp đặt và đồng hóa mà người Pháp mang đến Việt Nam.

Hòa nhập giữa những công nghệ tiên tiến Phương Tây thời bấy giờ, với một nền văn hóa Phương Đông có bề dày lịch sử lâu đời là điều tất yếu cần thực hiện. Và sự pha trộn ấy đã mang tới phong cách Indochine – Kiến trúc Đông Dương, được thực hiện ngay từ những công trình đầu tiên khi người Pháp tiến hành quy hoạch, cải cách đô thị Việt Nam từ những năm 1920.

kien-truc-dong-duong-kien-viet-7.jpg?resize=640%2C427&ssl=1

Công trình theo phong cách kiến trúc Đông Dương đầu tiên là Trường Đại Học Đông Dương (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội), nằm trên phố Lý Thường Kiệt, do KTS Ernest Hébrard thiết kế. Công trình được thiết kế tại Pháp, khi thi công ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với bản vẽ, tuy nhiên vẫn giữ được những nét chính của kiến trúc kinh viện Châu Âu:

  • Mặt bằng nhấn mạnh khu vực sảnh và cầu thang trung tâm
  • Kiến trúc không gian đối xứng
  • Hai bên là thư viện và giảng đường

Một số thay đổi kiểu Á Đông mà KTS Ernest Hébrard đã thực hiện:

  • Ông đã thêm vào nhiều lớp mái kiểu Á Đông
  • Cửa sổ được che bởi những ô văng chéo
  • Kiểu hình trồng rường giả gỗ đặc trưng của kiến trúc đền chùa

Vài công trình khác mang kiểu hình kiến trúc Đông Dương :

Bưu điện Trung Tâm Sài Gòn

kien-truc-dong-duong-kien-viet-8.png?resize=640%2C427&ssl=1

Khách sạn Park Hyatt Saigon

kien-truc-dong-duong-kien-viet-9.png?resize=640%2C292&ssl=1 kien-truc-dong-duong-kien-viet-10.jpg?resize=640%2C292&ssl=1

Khách sạn Saigon Continental 

kien-truc-dong-duong-kien-viet-11.jpg?resize=640%2C480&ssl=1

Tòa án Hà Nội

kien-truc-dong-duong-kien-viet-12.jpg?resize=640%2C361&ssl=1

Kiến trúc Đông Dương chính là dư âm cổ kính, sâu đậm nhất cho những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Giá trị văn hóa và kiến trúc mà nó mang lại luôn nắm một vị trí đặc biệt trong thời hiện đại, trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Duc Anh – Kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022