Kiến trúc của những công trình ở Hy Lạp cổ đại thường nhấn mạnh vào sự cân bằng đối xứng, được minh họa bởi nhà toán học Hy Lạp Pythagoras ( Pi-ta-go). Cùng với đó là mối quan hệ giữa các kích thước và tỉ lệ trong một công trình phải tương quan với nhau. Về vật liệu, người Hy Lạp cổ đại sở hữu nghề thủ công làm đá cẩm thạch rất tinh xảo góp phần tạo ra những công trình kiến trúc hoành tráng và có tính nghệ thuật cao.

The_Piraeus_and_the_Long_Walls_of_Athens.jpg

Chính quyền thành phố Hy Lạp thời bấy giờ luôn muốn củng cố, nâng tầm các công trình của họ. Khi cuộc sống người dân được ổn định thì giá trị về mặt tinh thần, văn hóa được coi trọng. Vì vậy xuất hiện những công trình rất kỳ công, vĩ đại và thể hiện sự phát triển về mặt kiến trúc.

Văn hóa Aegean

Những cư dân sống quanh vùng biển Aegean đã học được cách tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thủy hải sản và biết giao thương, buôn bán với các quốc gia láng giềng, dẫn đến các các ngôi nhà, đất đai của họ trải dài dọc theo đường bờ biển. Trong suốt thiên niên kỷ thứ hai (1001 – 2000) các nhà sử học tin rằng có hai nền văn minh cùng tồn tại ở Aegean: nền văn minh Minoans (đại diện cho nền văn minh tiên tiến đầu tiên ở châu Âu) và nền văn minh Mycenaeans.

Lions-Gate-Mycenae.jpg

Cung điện Knossos được cho là công trình lớn nhất ở thời Minoans. Công trình bao gồm nhiều công trình nhỏ hơn đặt quanh một khu đất hình chữ nhật lớn. Đầu tiên, công trình bị sụp đổ do động đất vào những năm 1700 TCN. Tuy nhiên, nó đã được xây dựng lại sau đó tạo ra một khu thống nhất, các công trình ở nhiều cao độ khác nhau, gồm hành lang, cầu thang và khu vực sân trung tâm. Những tầng thấp được xây dựng theo khối xây ashlar (những bức tường gồm nhiều lớp đá và có hình dạng đồng nhất, được làm bằng tro cốt). Trong khi đó những tầng trên cao dùng vật liệu gỗ, đá vụn với kết cấu xà gồ và các cột gỗ đặc trưng cho nền văn minh Minoans.

Còn với nền văn minh Mycenaeans, di tích Mycenae được xây dựng với mục đích chính là “thể hiện sức mạnh của vương quốc và là nơi phòng thủ khi cần”. Người dân sẽ phải đi qua “Cổng sư tử” và một lối đi hẹp để vào được thành phố. Tiền sảnh, tường đá, mái vòm hình tam giác được tìm thấy nhiều ở thời này

Thời kỳ Archaic

Thời kỳ này có rất nhiều điểm đáng chú ý về mặt kiến trúc và có đóng góp cho kiến trúc nhân loại. Lúc này, người dân địa phương muốn tìm kiếm thêm đất nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, vì vậy họ đã mở rộng lãnh thổ, tạo ra các khu định cư xung quanh các ngôi đền và chợ. Đặc biệt hơn, kiểu quy hoạch đô thị dạng lưới, mái vòm, mái dốc và cột trụ đá bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ này. Có thể nói hình thái kiến trúc nổi bật nhất là “cột đá với những quy luật riêng”, hay có tên gọi khác là “trật tự kiến trúc” – thuật ngữ được sử dụng bởi KTS thời Roman Vitruvius. Cột với đế được cách điệu, trang trí hoa văn và được chia làm ba loại rõ ràng: Doric (không có đế và hoa văn đơn giản), lonic (có đế và hoa văn cuộn tròn xung quanh đầu cột), Corinthian (có đế và được cách điệu với hoa văn cầu kỳ).

Schema_Saeulenordnungen.jpgClassical_orders_from_the_Encyclopedie.jpg

Thời kỳ Classical 

Các công trình được xây dựng nhiều trong thời kỳ này (khoảng năm 480 đến 320 TCN) thể hiện sự phát triển về mặt kinh tế, kiến trúc, đặc biệt là những công trình được xây dựng trên đồi Acropolis. Công trình nổi tiếng nhất và lớn nhất trong quần thể là đền Parthenon. Công trình sử dụng loại cột lonic và Doric, nằm trên nền đất không bằng phẳng. Ngoài ra, còn có các công trình kiến trúc quan trọng khác là đền Athena, đền Erechtheum, tượng đài Propylaea

acropolis-2026992_960_720.jpg

Thời kỳ Hellenistic 

Loại cột Corinthian (có đế và được cách điệu hoa văn cầu kỳ) rất phổ biến vào thời kỳ này. Cùng với đó những công trình không còn cứng nhắc là hình chữ nhật như các thời kỳ trước, các KTS bắt đầu quan tâm đến không gian bên ngoài  và công trình nhà hát. Hành lang có mái che được đỡ bởi hàng cột dài, hay còn được gọi là “Stoas”, là không gian chuyển tiếp giữa kín và mở. Nhà hát Epidaurus hoàn thành vào cuối thế kỷ thứ tư TCN, nơi có giá trị lịch sử cao, được các nhà sử học và các KTS đánh giá là có tính âm học độc đáo và cấu trúc cân bằng đối xứng.

14741564716_b45f6f52b5_b.jpgathens-greece-hellas-greek.jpgPropylaea_-_Athens_142.jpg

Biên dịch | Hoàng Anh (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Lịch sử kiến trúc Ấn Độ và Đông Nam Á
  • Lịch sử kiến trúc: Cự thạch, Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại
  • Lịch sử phát triển và những quan niệm khác nhau về tỷ lệ con người trong kiến trúc

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022