Văn phòng kiến trúc Baca tại Australia mới đây đã thiết kế một đài quan sát biển, được gọi là Trung tâm khám phá dưới nước với thiết kế đặc biệt mô phỏng hình dáng của một con cá voi đang trồi lên ngoài khơi vịnh Geographe. Dự án sẽ được xây dựng cách bờ biển 2 km, cạnh cầu tàu Busselton ở phía Tây Australia với thiết kế một phần ngập dưới mặt nước và có cửa sổ lớn nhìn ra đáy đại dương.

image002.gif

Trung tâm khám phá này được Baca Architects phát triển để thay thế cho một đài quan sát cũ hiện đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại. Với mục tiêu biến dự án trở thành trung tâm khám phá đại dương lớn nhất thế giới, mở cửa cho tất cả mọi người đến tham quan đồng thời phục vụ công việc nghiên cứu cho các nhà khoa học quan sát các sinh vật biển của Vịnh Geographe.

image003-6.jpgTrung tâm sẽ được xây dựng bên cạnh Cầu tàu Busselton

Ông Richard Coutts – Giám đốc văn phòng thiết kế chia sẻ: “Nhà điều hành đã mong muốn xây dựng một trung tâm quan sát mới để có thể đáp ứng lượng khách cao hơn và mang đến trải nghiệm được quan sát đại dương thông qua cửa kính một cách chân thật nhất”.

Coutts nói thêm: “Bản yêu cầu thiết kế đã đưa ra nhu cầu về không gian của khách hàng và yêu cầu đội ngũ KTS phải xây dựng một thứ gì đó mang tính biểu tượng cho đại dương để thu hút khách du lịch. Mục tiêu của trung tâm sẽ là thúc đẩy về giáo dục, nhận thức cho cộng đồng và giám sát môi trường biển của cầu cảng cùng các khu vực xung quanh rộng lớn hơn của Vịnh Geographe một cách thường xuyên hơn”.

image006-13.jpgTòa nhà sẽ được thiết kế ngập một phần trong nước

Đề xuất xây dựng tòa nhà hình cá voi là một trong ba thiết kế đầu tiên mà văn phòng kiến trúc phát triển cho kế hoạch, hai bản vẽ thiết kế khác một có cấu trúc như hang động và bản còn lại có hình dạng giống con tàu.

Thông qua một loạt các sự kiện tham vấn địa phương, công chúng được mời để lựa chọn ra bản thiết kế cuối cùng và một trung tâm nghiên cứu đại dương hình cá voi đã được phát triển bởi Baca Architects cùng đội ngũ hỗ trợ.

image007-9.jpgĐài quan sát chính sẽ được bố trí ở tầng thấp nhất

Trung tâm quan sát có tên AUDC sẽ được xây dựng phần lớn từ vật liệu bê tông, với một mái nhà khung nhẹ sẽ được xây dựng bởi các nhà chế tạo du thuyền. Vật liệu bê tông được lựa chọn cho dự án bởi độ bền và khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt, đặc biệt là trong môi trường biển.

Đội ngũ KTS cũng hy vọng rằng bê tông sẽ giúp ổn định nhiệt độ bên trong thông qua khối nhiệt, với sự trợ giúp của hệ thống trao đổi nhiệt nước để sưởi ấm và làm mát không khí bên trong. Ở phía trước của tòa nhà, Baca Architects sẽ sử dụng một biến thể của vật liệu xốp, sử dụng cảm thụ sinh học của vật liệu để khuyến khích sự phát triển của rong và tảo.

Bên trong AUDC là một chuỗi không gian để du khách khám phá một loạt các phòng trưng bày nghệ thuật và khu triển lãm trên mực nước biển trước khi đi xuống đài quan sát dưới đáy đại dương.

Một số cửa sổ bằng kính được thiết kế để cung cấp tầm nhìn bao quát ra cả phía trên và bên dưới đại dương, trong đó có một cửa sổ được mở rộng bằng với chiều cao của tòa nhà. Nhìn từ bên ngoài, cửa sổ này sẽ gợi cho du khách cảm giác như đang nhìn vào “con mắt của những loài sinh vật giáp xác”.

Dự án AUDC sẽ hoàn thiện với một nhà hàng nằm dưới mực nước biển cùng các tác phẩm điêu khắc và tác phẩm nghệ thuật nằm dưới đáy đại dương. Tòa nhà dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2022. Toàn bộ phần cấu trúc sẽ được đúc sẵn trong một xưởng đóng thuyền gần đó, trước khi được kéo ra ngoài và đặt vào vị trí xây dựng.

image010-10.jpgMột loạt phòng trưng bày sẽ được đặt trên mực nước biển

Ngoài AUDC, có một cách tiếp cận kiến trúc tương tự đã từng được sử dụng để xây dựng nhà hàng dưới nước đầu tiên ở châu Âu của Snøhetta ở Båly, Na Uy. Baca Architects là một văn phòng kiến ​​trúc ở London được thành lập bởi Coutts vào năm 2003. Dự án AUDC đã đánh dấu bước đột phá của văn phòng vào mảng thiết kế và xây dựng kiến ​​trúc dưới mặt nước.

Biên dịch| Hương Lan (Nguồn: Dezeen)

XEM THÊM:

  • Đài thiên văn độc đáo ở Aveiro, Bồ Đào Nha
  • Đài quan sát Enoura – Điểm mốc chuyển động mặt trời
  • Viện bảo tàng và đài quan sát thiên văn Poissy Galore, Pháp
  • Khung cảnh choáng ngợp từ đài quan sát cao nhất thế giới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022