Lịch sử kiến trúc Ấn Độ và Đông Nam Á đã có bề dày lịch sử lâu dài và nhiều điều bí ẩn vẫn chưa được khám phá.
Tại Ấn Độ và Đông Nam Á, các nhà sử học không đồng ý về một số sự thật lịch sử vì những tài liệu viết bằng chữ Harappan của khu vực này không được giải mã chính xác; tiết lộ rất ít những gì liên quan đến sự hình thành các nền văn minh.
Dù cho không có tài liệu chính xác, người ta vẫn thừa nhận rằng, hầu hết các công trình kiến trúc cổ ở Ấn Độ đến từ các khu định cư dọc theo thung lũng Indus và đồng bằng (Afghanistan và Pakistan ngày nay). Vào thời kỳ này, các cư dân đã biết phát triển giao thương, buôn bán với các quốc gia láng giềng như Lưỡng Hà và Nam Ả Rập, điều này ảnh hưởng đến kiến trúc của họ vì có sự giao thoa văn hóa từ nhiều nơi khác nhau. Các khu định cư Harappan đều có trật tự bố trí và quy hoạch vuông vức, đặt về các hướng tốt.
Không giống như khu vực Lưỡng Hà và Ai Cập, ở Indus không có cung điện hay khu vực Hoàng gia mà là một cấu trúc xã hội rất bình đẳng, điều đó cũng ảnh hưởng đến kiến trúc. Điều đặc biệt nữa là có một kiểu công trình đã giúp các nhà nghiên cứu sử học, nghiên cứu kiến trúc cổ hiểu hơn về cuộc sống cư dân diễn ra như thế nào qua các thời kỳ. Đó là các kiến trúc đền thờ.
Những ngôi đền phật giáo đầu tiên
Các nhà sư theo đạo Phật thời bấy giờ ở trong những ngôi nhà đơn sơ xung quanh một cái sân mở. Trước kia không có một hình thức kiến trúc cụ thể nào để thờ cúng, vì vậy các phật tử đã xây dựng điện thờ của họ là những bảo tháp, công trình là một gò đất gồm rất nhiều viên gạch nhỏ xếp chồng lên nhau được xây dựng theo hình bán nguyệt. Nhiều người tin rằng, những con đường bên trong bảo tháp và vị trí đặt của nó có mối quan hệ với vũ trụ, với vạn vật.
Vài năm sau đó (khoảng năm 250 TCN) các bảo tháp được mở rộng, xây dựng lớn hơn và có hàng rào xung quanh. Giờ đây công trình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự đơn giản, với mặt bằng hình tròn tượng trưng cho “bánh xe cuộc đời”. Trên đỉnh của các hình bán nguyệt có một khung lan can hình vuông được gọi là “harmica”, cổng 3 tầng của các bảo tháp được gọi là “chatra”, các cánh cổng lớn bằng đá được gọi là “toranas”, bên trên chạm khắc hình động vật và các hình cách điệu bằng gỗ. Tất cả các yếu tố trên được tìm thấy ở trong những ngôi đền Phật giáo nổi tiếng nhất, Đại Bảo Tháp ở Sanchi.
Đền thờ Hindu
Những ngôi đền Hindu được xây dựng với mục đích vừa là nơi ở vừa là nơi kết nối giữa những người thờ cúng và thần linh. Ngôi đền có kết hợp nhiều yếu tố: trời, đất, vũ trụ và thiên nhiên. Công trình luôn hướng về một hướng cụ thể, được xây dựng cân bằng đối xứng với các chi tiết hoa văn tượng trưng cho sự kết nối với thần linh, ví dụ như vòng tròn mandala, biểu tượng cho hình ảnh của vũ trụ với thế giới bên ngoài và bên trong. Ngôi đền có hình dáng mô phỏng các dãy núi với những chi tiết hoa văn được chạm trổ phức tạp và rất kỳ công, như ở ngôi đền Hindu được UNESCO công nhận là di sản thế giới, đền Angkor Wat (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII)
Biên dịch | Hoàng Anh (Nguồn: Archdaily)
XEM THÊM:
- Giới thiệu sách “Lịch sử kiến trúc cảnh quan thế giới qua hình vẽ”
- Chùa Chantarangsay,ngôi chùa kiến trúc Khmer giữa lòng Sài Gòn
- Có thể bạn chưa biết: Dưới đây là các phương án hụt của các di tích nổi tiếng